THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU XÃ HỘI Ở SINH VIÊN CHÍNH QUY NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2023

Lê Thị Thanh Hoa1,, Nguyễn Đức Anh1, Trương Thị Thùy Dương1, Phạm Minh Huệ1, Hoàng Thị Lệ Chi1, Nguyễn Ngọc Anh2
1 Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn lo âu xã hội ở sinh viên chính quy năm thứ nhất Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1019 sinh viên chính quy năm thứ nhất Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên năm 2023 từ tháng 04/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tỉ lệ mắc RLLAXH là 35,7%. Trong đó, mức độ nhẹ 17,9%; mức độ trung bình 12,3%; mức độ nặng 3,8% và mức độ rất nặng 1,8%. Điểm số theo thang đoLiebowitz Social Anxiety Scale (LSAS): cao nhất 128 điểm, trung bình là 48,45 ± 19,6. Các tình huống lo lắng cao nhất là làm bài kiểm tra (43,7%), tiếp theo là đi uống rượu cùng người khác (38,1%), hẹn gặp một người lạ (32,6%). Hành động có tần suất né tránh nhiều nhất là đi uống rượu bia cùng người khác (57,7%), sau đó đến hẹn gặp một người lạ (43,3%), chủ động hẹn hò (33,6%). Kết luận: Tỉ lệ mắc rối loạn lo âu xã hội ở sinh viên năm thứ nhất tương đối cao 35,7%. Cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tâm thần cho đối tượng sinh viên năm thứ nhất nhằm làm giảm tỉ lệ mắc RLLAXH và hạn chế sự gia tăng của bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

điểm nhân cách và lo âu ở sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017. Tạp chí nghiên cứu Y học, 129(5), 97-104.
2. Nguyễn Thị Thắm (2019). Thực trạng mắc và một số yếu tố liên quan đến hội chứng ám ảnh sợ xã hội ở sinh viên Y học Dự phòng, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2019. Tạp Chí Y học dự phòng, 29(9), 103-111.
3. Al-Hazmi B.H., Sabur S.S., and Al-Hazmi R.H. (2020). Social anxiety disorder in medical students at Taibah University, Saudi Arabia. J Fam Med Prim Care, 9(8), 4329.
4. Hajure M. and Abdu Z. (2020). Social Phobia and Its Impact on Quality of Life Among Regular Undergraduate Students of Mettu University, Mettu, Ethiopia. Adolesc Health Med Ther, 11, 79-87.
5. Jefferies P. and Ungar M. (2020). Social anxiety in young people: A prevalence study in seven countries. Plos one, 15(9), e0239133.
6. Tian-Ci Quek T., Wai-San Tam W., X. Tran B. et al. (2019). The Global Prevalence of Anxiety Among Medical Students: A Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health, 16(15), 2735.
7. Trinh L.T.D., Cuong P.T., Bich N.N. et al. (2021). Social anxiety disorder ratio and some related factors in the student of Nguyen Khuyen high school, Binh Phuoc. J Community Med, 62(4).
8. Desalegn G.T., Getinet W., and Tadie G. (2019). The prevalence and correlates of social phobia among undergraduate health science students in Gondar, Gondar Ethiopia. BMC Res Notes, 12(1), 438.
9. Mohammadi M.R., Salehi M., Khaleghi A. et al. (2020). Social anxiety disorder among children and adolescents: A nationwide survey of prevalence, socio-demographic characteristics, risk factors and co-morbidities. J Affect Disord, 263, 450-457.
10. Reta Y., Ayalew M., Yeneabat T. et al. (2020). Social Anxiety Disorder Among Undergraduate Students of Hawassa University, College of Medicine and Health Sciences, Ethiopia. Neuropsychiatr Dis Treat, 16, 571-577.