NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI SỨC CĂNG NHĨ TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM Ở NGƯỜI MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI TRƯỚC VÀ SAU GHÉP THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi của một số chỉ số hình thái, sức căng nhĩ trái ở người bệnh bị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối trước và sau ghép thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 2 nhóm. Nhóm bệnh gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối được ghép thận, theo dõi lâm sàng và siêu âm đánh giá các thông số về kích thước và sức căng nhĩ trái trước và sau ghép 1 tháng tại Bệnh viện Quân y 103 thời gian từ 11/2022 đến tháng 5/2023. Nhóm chứng gồm 37 người khỏe mạnh tương đồng về tuổi, giới khám sàng lọc sức khỏe tại Bệnh viện Quân y 103 thời gian từ 11/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả: Giá trị trung bình của LAD, LAVi nhóm bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối cao hơn so với nhóm chứng (LAD: 50,8 ± 9,3 mm so với 44,4 ± 8,5 mm, p < 0,01), (LAVi: 30,3 ± 15,0 ml và 15,9 ± 6,7 ml, p < 0,01). Sức căng nhĩ trái (LASr, LAScd, LASct) đo ở cả mặt cắt 4 buồng và 2 buồng ở nhóm bệnh đều giảm hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,01). Trong 3 thông số đánh giá sức căng, LASr có mối tương quan thuận mức độ vừa với LAD (r = - 0,42, p < 0,01), EF (r = 0,3, p < 0,01) và tương quan nghịch với Dd (r = - 0,36, p < 0,01), Ds (r = - 0,41, p < 0,01). Sau ghép thận, LAD có xu hướng giảm đi (50,8 ± 9,3 mm so với 45,1 ± 5,8 mm, p < 0,01), sức căng nhĩ trái có xu hướng cải thiện sau 1 tháng (LASr_4C: 32,8 ± 11,7 % và 48 ± 9,9 % , p < 0,01), (LAScd_4C: -17,6 ± 8,5 % và -26,2 ± 7,0 % , p < 0,01), (LASct_4C: -15,2 ± 8,2 % và -19,6 ± 9,5 % , p < 0,01). Kết luận: Kích thước nhĩ trái ở nhóm bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối cao hơn và sức căng nhĩ trái (LASr, LAScd, LASct) giảm hơn so với nhóm chứng. LASr ở nhóm bệnh trước trước ghép có mối tương quan thuận mức độ vừa với đường kính nhĩ trái, EF và tương quan nghịch với Dd, Ds. Sau ghép thận, kích thước nhĩ trái có xu hướng giảm đi, sức căng nhĩ trái có xu hướng cải thiện sau 1 tháng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối, ghép thận, sức căng nhĩ trái
Tài liệu tham khảo
2. Gan GCH, Ferkh A, Boyd A, Thomas L. Left atrial function: evaluation by strain analysis. Cardiovasc Diagn Ther. 2018;8(1):29-46.
3. Tripepi G, Benedetto FA, Mallamaci F, Tripepi R, Malatino L, Zoccali C. Left atrial volume monitoring and cardiovascular risk in patients with end-stage renal disease: a prospective cohort study. J Am Soc Nephrol. 2007;18(4):1316-22.
4. Donal E, Lip GY, Galderisi M, Goette A, Shah D, Marwan M, et al. EACVI/EHRA Expert Consensus Document on the role of multi-modality imaging for the evaluation of patients with atrial fibrillation. Eur Heart J Cardiovasc Imaging. 2016;17(4):355-83.
5. Kim SJ, Han SH, Park JT, Kim JK, Oh HJ, Yoo DE, et al. Left atrial volume is an independent predictor of mortality in CAPD patients. Nephrol Dial Transplant. 2011;26(11):3732-9.
6. Calleja AM, Rakowski H, Williams LK, Jamorski M, Chan CT, Carasso S. Left atrial and ventricular systolic and diastolic myocardial mechanics in patients with end-stage renal disease. Echocardiography. 2016;33(10):1495-503.
7. Yildirim U, Akcay M, Coksevim M, Turkmen E, Gulel O. Comparison of left atrial deformation parameters between renal transplant and hemodialysis patients. Cardiovasc Ultrasound. 2022; 20(1):5.
8. Tanasa A, Burlacu A, Popa C, Kanbay M, Brinza C, Macovei L, et al. A Systematic Review on the Correlations between Left Atrial Strain and Cardiovascular Outcomes in Chronic Kidney Disease Patients. Diagnostics (Basel). 2021;11(4).