THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA 14, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NĂM 2022

Đinh Thị Thu Huyền1,, Mai Thị Yến1, Hoàng Thị Vân Lan1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên ĐHCQ khóa 14 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 189 sinh viên ĐHCQ khóa 14 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định từ tháng 2/2022 đến tháng 4/2022. Sử dụng bộ công cụ kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ có sẵn. Kết quả: Có 22,6% sinh viên có kiến thức tốt; 38,7% sinh viên có kiến thức khá; 29,0% sinh viên có kiến thức trung bình và 9,7% sinh viên có kiến thức kém. Kết luận: Hầu hết sinh viên đều nắm vững kiến thức chung về phản vệ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2017). Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày29 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn phòng, chẩn đoán, xử trí phản vệ
2. Đàm Thùy Dương (2018). Khảo sát kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên Đại học chính quy khóa 10 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định
3. Trần Thu Hiền (2020). Kiến thức của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
4. Trần Thị Liên Phương (2019). Thực trạng kiến thức phòng và xử trí phản vệ của Điều dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị năm 2019, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
5. Nguyễn Thị Thùy Ninh (2014). Nghiên cứu tình trạng sốc phản vệ tại Bệnh Viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, Thành phố Hà Nội, Hà Nội
6. Nguyễn Thanh Vân (2013). Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của Điều dưỡng Bệnh Viện Bắc Thăng Long năm 2013. Tài liệu hội nghị khoa học Quốc tế Điều dưỡng, tr. 22-27, 2013