KHẢO SÁT TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYM ACETYLCHOLINESTERASE CỦA MỘT SỐ LOÀI DƯƠNG XỈ VÀ BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

Nguyễn Thảo Nhi1, Trần Như Ngộ1, Phan Nguyễn Thành Tâm1, Dương Phan Nguyên Đức1, Nguyễn Minh Thái1, Nguyễn Thành Triết1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bệnh Alzheimer (AD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa tế bào thần kinh ở người cao tuổi. Các thuốc ức chế acetylcholinesterase (AChE) là lựa chọn hàng đầu giúp duy trì hàm lượng acetylcholin ở các khe synap. Các dược liệu và bài thuốc Y học cổ truyền (YHCT) thông qua các nghiên cứu in vitro đã cho thấy tiềm năng ức chế AChE. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát tác dụng ức chế AChE in vitro của một số dược liệu thuộc nhóm Dương xỉ và bài thuốc YHCT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành khảo sát và đánh giá tác dụng ức chế AChE từ cao chiết ethanol 70% của 5 dược liệu thuộc nhóm Dương xỉ và cao chiết nước của 6 bài thuốc YHCT bằng phương pháp đo quang của Ellman. Kết quả: Cao chiết Ráng đại, Gạc nai, bài thuốc Quy Tỳ thang và Bảo hòa hoàn gia giảm thể hiện khả năng ức chế AChE cao nhất với IC50 lần lượt là 60,8 ± 0,49 μg/mL, 132,6 ± 0,45 μg/mL, 263,8 ± 14 μg/mL và 124,2 ± 12,9 μg/mL. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã chứng minh khả năng ức chế AChE, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và ứng dụng các dược liệu, đặc biệt các loài Dương xỉ và bài thuốc YHCT trong điều trị AD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Behrens S, Tschanz J. Cholinesterase Inhibitors. Encycl Clin Neuropsychol. Published online 2018:1-1. doi:10.1007/978-3-319-56782-2_493-2
2. Cao, Hui et al. Phytochemicals from fern species: potential for medicine applications. Phytochem Rev. 2017;16:379-440.
3. Wang Y, Lai Z, Li XX, et al. Isolation, diversity and acetylcholinesterase inhibitory activity of the culturable endophytic fungi harboured in Huperzia serrata from Jinggang Mountain, China. World J Microbiol Biotechnol. 2016;32(2). doi:10.1007/ S11274-015-1966-3
4. Kim Thu D, Vui DT, Ngoc Huyen NT, Duyen DK, Thanh Tung B. The use of Huperzia species for the treatment of Alzheimer’s disease. J Basic Clin Physiol Pharmacol. 2020;31(3). doi:10.1515/J BCPP-2019-0159/HTML
5. Ellman GL, Courtney KD, Andres V, Featherstone RM. A new and rapid colorimetric determination of acetylcholinesterase activity. Biochem Pharmacol. 1961;7(2). doi: 10.1016/ 0006-2952(61)90145-9
6. Xiao L, Liao F, Fan Y MN. Ren Shen Yang Rong Tang and other traditional Chinese medicines exhibit antioxidant and anti-inflammatory capacities and suppress acetylcholinesterase activity in PC12 neuronal cells. Longhua Chin Med. 2021;4:13. doi:10.21037/lcm-21-12
7. Chear, N. J. Y., Khaw, K. Y., Murugaiyah, V., & Lai CS. Cholinesterase inhibitory activity and chemical constituents of Stenochlaena palustris fronds at two different stages of maturity. J food drug Anal. 2016;24(2):358-366.
8. Thi Thu Hoai N et al. Comparing acetylcholinesterase and butyrylcholinesterase inhibition effect of total extract and fractions with alcaloid-rich extract of Huperzia errata (Thunb.) Trevis. VNU J Sci Med Pharm Sci. 2020;36(1):55-64.
9. Tung BT, Thu DK, Thu NTK, Hai NT. Antioxidant and acetylcholinesterase inhibitory activities of ginger root (Zingiber officinale Roscoe) extract. J Complement Integr Med. 2017;14(4). doi:10.1515/JCIM-2016-0116/HTML
10. Lo TY, Chan ASL, Cheung ST, Yung LY, Leung MMH WY. Multi-target regulatory mechanism of Yang Xin Tang - a traditional Chinese medicine against dementia. Chin Med. 2023;18(1):101.