ĐỊNH LƯỢNG BIỂU ĐỒ KHẾCH TÁN BIỂU KIẾN TRÊN MRI PHÂN BIỆT U TINH HOÀN LÀNH TÍNH VÀ ÁC TÍNH

Nguyễn Đình Minh1,, Trịnh Anh Tuấn1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị biểu đồ hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC histogram) trong phân biệt u tinh hoàn (UTH) lành tính và ác tính bằng phương pháp đặt VOI (Volume-Of- Interest) toàn bộ thể tích khối u. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 40 UTH được chụp MRI vùng bìu có tiêm thuốc đối quang từ, được phẫu thuật cho kết quả giải phẫu bệnh gồm 7 UTH lành tính và  33 UTH ác tính. Tiến hành đo các chỉ số ADC histogram (mean, median, maximum, minimum, kurtosis, skewness, entropy, StDev, mpp, upp) theo phương pháp đặt VOI toàn bộ thể tích u và so sánh giữa 2 nhóm UTH lành tính và ác tính. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm UTH ác tính là 35.67 ±10,56 cao hơn so với nhóm UTH lành tính là 24.57±11.0 (p<0,05). Các giá trị ADC max, ADC skewness, ADC entropy và ADC variance ở nhóm UTH lành tính thấp hơn nhóm UTH ác tính, trong khi giá trị ADCmin và ADC uniformity là cao hơn (p<0,05). Với phương pháp đặt VOI toàn bộ thể tích khối u, chỉ số ADC max, ADC variance, ADC skewness là rất đáng tin cậy trong chẩn đoán phân biệt UTH lành tính và ác tính với giá trị cut-off (Sp, Se, AUC) lần lượt là 1846.0 (75.8; 100; 0.905), 39198.39 (81.8; 85.7; 0.887), 0.893 (57.6; 100; 0.797). Kết luận: ADC histogram với phương pháp đặt VOI toàn bộ thể tích khối u có vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt UTH lành tính và ác tính

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fan C, Min X, Feng Z, et al. Discrimination between benign and malignant testicular lesions using volumetric apparent diffusion coefficient histogram analysis. European Journal of Radiology. 2020; 126:108939. doi: 10.1016/ j.ejrad.2020.108939
2. Wang W, Sun Z, Chen Y, et al. Testicular tumors: discriminative value of conventional MRI and diffusion weighted imaging. Medicine. 2021;100(48):e27799. doi:10.1097/MD.0000000000027799
3. Khan O, Protheroe A. Testis cancer. Postgraduate Medical Journal. 2007;83(984):624-632. doi:10.1136/pgmj.2007.057992
4. Liu R, Lei Z, Li A, Jiang Y, Ji J. Differentiation of testicular seminoma and nonseminomatous germ cell tumor on magnetic resonance imaging. Medicine (Baltimore). 2019;98(45):e17937. doi: 10.1097/MD.0000000000017937
5. Tsili AC, Sofikitis N, Pappa O, Bougia CK, Argyropoulou MI. An Overview of the Role of Multiparametric MRI in the Investigation of Testicular Tumors. Cancers (Basel). 2022;14(16):3912. doi:10.3390/cancers14163912
6. Pedersen MRV, Loft MK, Dam C, Rasmussen LÆL, Timm S. Diffusion-Weighted MRI in Patients with Testicular Tumors-Intra- and Interobserver Variability. Curr Oncol. 2022; 29(2): 837-847. doi:10.3390/curroncol29020071
7. Tsili AC, Sofikitis N, Stiliara E, Argyropoulou MI. MRI of testicular malignancies. Abdom Radiol. 2019; 44(3):1070-1082. doi:10.1007/s00261-018-1816-5
8. Tsili AC, Ntorkou A, Astrakas L, et al. Diffusion-weighted magnetic resonance imaging in the characterization of testicular germ cell neoplasms: Effect of ROI methods on apparent diffusion coefficient values and interobserver variability. European Journal of Radiology. 2017;89:1-6. doi:10.1016/j.ejrad.2017.01.017
9. Lambregts DMJ, Beets GL, Maas M, et al. Tumour ADC measurements in rectal cancer: effect of ROI methods on ADC values and interobserver variability. Eur Radiol. 2011; 21(12): 2567-2574. doi: 10.1007/ s00330-011-2220-5
10. Min X, Feng Z, Wang L, et al. Characterization of testicular germ cell tumors: Whole-lesion histogram analysis of the apparent diffusion coefficient at 3T. European Journal of Radiology. 2018;98:25-31. doi:10.1016/j.ejrad.2017.10.030