PHÁT HIỆN GEN SINH β-LACTAMASE Ở NHỮNG CHỦNG PSEUDOMONAS AERUGINOSA KHÔNG CÓ KIỂU HÌNH ĐỀ KHÁNG

Lưu Thị Nga1, Nguyễn Văn An2,3, Lê Nguyễn Minh Hoa4, Chu Dũng Sĩ1,5, Lê Thị Trang Nhung6, Lê Hạ Long Hải6,7,
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng- Vĩnh Bảo
2 Học viện Quân Y
3 Bệnh viện Quân y 103
4 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương
5 Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam
6 Bệnh viện Da liễu Trung ương
7 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng phức tạp ở hầu hết các nơi trên thế giới. Cơ chế thiết yếu giúp vi khuẩn này đề kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm β-lactam chính là do chúng có thể sản xuất β-lactamase phổ rộng- Extended spectrum beta-lactamase (ESBL). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kỹ thuật Real-time Polymerase Chain Reaction (PCR) đa mồi được sử dụng để xác định các gen sinh ESBL cụ thể trong 24 chủng P. aeruginosa không kháng lại kháng sinh nhóm b-lactam. Kết quả: Trong số 24 chủng P. aeruginosa được thử nghiệm, 17 chủng (70,8%) được xác định là mang gen ESBL. Trong các chủng mang gen sinh ESBL, gen CTX-M là gen phổ biến nhất (82,4%), sau đó là gen TEM (35,3%) và gen SHV (5,9%). Các chủng mang một gen hoặc 2 gen kết hợp. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự phổ biến của ESBL trong số các chủng P. aeruginosa phân lập lâm sàng. Do đó chúng ta cần thực hiện các biện pháp theo dõi thích hợp để kiểm soát nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp trong môi trường y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2023). Báo Cáo Giám Sát Kháng Kháng Sinh Tại Việt Nam Năm 2020 Của Bộ Y Tế, công bố tháng 11/2023.
2. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. A. Peymani et al (2017). Distribution of blaTEM, blaSHV, and blaCTX-M genes among ESBL-producing P.aeruginosaisolated from Qazvin and Tehran hospitals, Iran. Journal of Preventive Medicine and Hygiene. 58: p. 155-160.
4. Hayford Odoi et al (2021). Prevalence and Phenotypic and Genotypic Resistance Mechanisms of Multidrug-Resistant Pseudomonas aeruginosa Strains Isolated from Clinical, Environmental, and Poultry Litter Samples from the Ashanti Region of Ghana. Journal of Environmental and Public Health.
5. K. S. M. Azab et al (2021). Distribution of Extended-Spectrum β-Lactamase (ESBL)-Encoding Genes among Multidrug-Resistant Gram-Negative Pathogens Collected from Three Different Countries. Antibiotics. 10(3): p.247.
6. Mojisola C. Hosu et al (2021). Detection of extended spectrum beta‑lactamase genes in Pseudomonas aeruginosa isolated from patients in rural Eastern Cape Province, South Africa. Scientific Reports. 11(1): p. 7100.
7. M. Castanheira et al(2021). Extended-spectrum β -lactamases: an update on their characteristics, epidemiology and detection. JAC-Antimicrobial Resistance. 3(3): p.54-58.
8. Nicole Roschanski (2014). Development of a Multiplex Real-Time PCR for the Rapid Detection of the Predominant Beta-Lactamase Genes CTX-M, SHV, TEM and CIT-Type AmpCs in Enterobacteriaceae. PLoS One. 9(7).