KẾT QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ LẤY THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ CƠ VUÔNG THẮT LƯNG KẾT HỢP VỚI GIẢM ĐAU TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Khổng Quang Chưởng1, Hoàng Thị Ngọc Trâm1,, Lăng Thị Luyến1, Ngô Toàn Anh2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay, tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng nên việc sử dụng các phương pháp giảm đau sau mổ lấy thai là rất cần thiết. Gây tê cơ vuông thắt lưng (QLB) có thể giảm đau trong các phẫu thuật vùng bụng dưới và mổ lấy thai. Với sự kết hợp giảm đau tĩnh mạch (PCA) có thể sẽ làm tăng hiệu quả. Mục tiêu: Đánh giá kết quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng kết hợp với giảm đau tĩnh mạch tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu: Thai phụ khỏe mạnh, mổ lấy thai lần đầu, đơn thai, gây tê tủy sống trong mổ và sau mổ có dùng giảm đau bằng phương pháp QLB kết hợp với PCA, đường mổ ngang trên khớp vệ. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, thời gian từ 1/4/2023- 31/10/2023 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả: Nhóm sản phụ được thực hiện giảm đau sau mổ trong vòng 6 giờ đầu là 97,4%. Thời gian bắt đầu có tác dụng của giảm đau dưới 15 phút chiếm 76,9%. Mức độ giảm đau sau đánh giá tốt chiếm 82,1%, giảm đau thành công trong 6 giờ đầu là 98,7%, trong 24 giờ đầu là 92,3%, tác dụng không mong muốn 7,7,%. Kết luận: Tỉ lệ thành công trong 6 giờ đầu là 98,7%, trong 24 giờ đầu là 92,3%. Tác dụng không mong muốn 7,7,%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Chinh (2023). Kết quả mổ lấy thai theo phân loại Robson tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội 2023.
2. Trần Văn Cường, Đặng Xuân Huỳnh, Trần Thu Thảo, Nguyễn Ngọc Trâm (2023). Đánh giá tác dụng giảm đau sau phẫu thuật lấy thai của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng hai bên liều duy nhất dưới hướng dẫn siêu âm với hỗn hợp ROPIVACAIN - DEXAMETHASON. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 64(3).
3. Tạ Quang Hùng (2020), “Nhận xét tác dụng giảm đau sau mổ lấy thai của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng hai bên”, tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 4(23), Tr. 118-123
4. Nguyễn Xuân Tịnh (2021). Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lấy thai bằng kỹ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec Phú Quốc, Tạp chí y học Việt Nam, tập 508 tháng 11 số 1 năm 2021 tr 1-4.
5. Lê Anh Tuấn (2019), “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 9(20), Tr. 14-23.
6. Carney J., Finnerty O., Rauf J. et al (2011). Studies on the spread of local anaesthetic solution in transversus abdominis plane blocks. Anaesthesia, 66 (11), 1023 - 1030.
7. Zhirajr M., Giovanni V. and Amedeo C. (2011). Obstetric and Gynecologic Surgery. Ultrasound Blocks for the Anterior Abdominal Wall, Flying Publisher, 75 - 77.
8. Weibel S, Neubert K, Jelting Y, et al (2016). Incidence and severity of chronic pain after caesarean section: A systematic review with meta-analysis. Eur J Anaesthesiol. 2016;33(11):853-865.