ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM MẮC VIÊM DẠ DÀY - TÁ TRÀNG CÓ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm dạ dày - tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, hay tái phát và có thể gây những biến chứng như loét hoặc ung thư… Trẻ em do cơ địa và hệ thống miễn dịch còn non yếu, các biểu hiện lâm sàng cũng như đáp ứng với điều trị có thể khác biệt đáng kể so với người lớn, đòi hỏi một cách tiếp cận đặc thù và cẩn thận hơn. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị, tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở trẻ 5-16 tuổi viêm dạ dày - tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên trẻ 5-16 tuổi được chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày - tá tràng có nhiễm H. pylori tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tổng cộng 45 bệnh nhi được chọn vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ khoảng 1/1,4, tuổi trung bình 10,71 ± 2,82. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng (93,3%) trong đó chủ yếu đau thượng vị chiếm 83,3%, tiếp theo là nôn ói (24,4%). Kết quả nội soi tiêu hóa trên cho thấy tổn thương đa phần là viêm dạ dày dạng nốt (71,1%) và tập trung chủ yếu ở hang vị (91,1%). Phác đồ 4 thuốc có Bismuth được lựa chọn cho hầu hết các trường hợp (93,3%). Tỷ lệ điều trị thành công là 75,6%. Nhóm trẻ ≤ 10 tuổi có tỷ lệ thất bại trong điều trị (72,7%) cao hơn so với các trẻ lớn hơn 10 tuổi (27,3%) với p = 0,046. Kết luận: Viêm dạ dày - tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em đa phần biểu hiện triệu chứng đau bụng. Tổn thương quan sát được qua nội soi tiêu hóa trên phần lớn là viêm dạ dày dạng nốt, trong đó hang vị là vị trị tổn thương hay gặp nhất. Hầu hết trường hợp được điều trị thành công, mặc dù nhóm trẻ ≤ 10 tuổi có liên quan đến nguy cơ thất bại trong điều trị cao hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm dạ dày - tá tràng, Helicobacter pylori, nội soi tiêu hóa trên, kết quả điều trị.
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Thuý Loan, Nguyễn Thanh Liêm. Đặc điểm tổn thương qua nội soi và tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y dược Cần Thơ. 2018; 15:135-170.
3. Nguyễn Thị Út, Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Hồng Phúc. Kháng kháng sinh tiên phát của helicobacter pylori ở trẻ em loét dạ dày - tá tràng tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 533(1B):183-188.
4. Alimohammadi H., Fouladi N., Salehzadeh F., Alipour S.A., Javadi M.S.. Childhood recurrent abdominal pain and Helicobacter pylori infection, Islamic Republic of Iran. East Mediterr Health J. 2017; 22(12):860-864.
5. Hong J., Yang H.R. Efficacy of Proton Pump Inhibitor-based Triple Therapy and Bismuth-based Quadruple Therapy for Helicobacter pylori Eradication in Korean Children. Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr. 2012; 15(4):237-242.
6. Jones N.L., Koletzko S., Goodman K., et al. Joint ESPGHAN/NASPGHAN Guidelines for the Management of Helicobacter pylori in Children and Adolescents (Update 2016). J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2017; 64(6):991-1003
7. Le L.T.T., Nguyen T.A., Nguyen N.A., Nguyen Y.T.H., Nguyen H.T.B., et al. Helicobacter pylori Eradication Efficacy of Therapy Based on the Antimicrobial Susceptibility in Children with Gastritis and Peptic Ulcer in Mekong Delta, Vietnam. Children (Basel). 2022; 9(7):1019.
8. Van Thieu H., Duc N.M., Nghi B.T.D., Van Bach N., Khoi H.H., et al. Antimicrobial Resistance and the Successful Eradication of Helicobacter pylori-Induced Gastroduodenal Ulcers in Vietnamese Children. Med Arch. 2021 Apr;75(2):112-115.