ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN QUỐC GIA BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thanh Tuấn1, Nguyễn Việt Quang1, Hồ Sỹ Hùng1, Ngô Thị Yến1, Ngô Toàn Anh1, Nguyễn Thanh Thảo2, Nguyễn Thị Trang2, Hoàng Xuân Cường3, Nguyễn Văn Lực4, Vũ Thị Huyền2,
1 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Học viện Quân y
4 Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của những phụ nữ làm hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và chọn mẫu thuận lợi. Đối tượng: 1395 phụ nữ làm thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả: Tất cả các phụ nữ đều trong độ tuổi sinh sản, tuổi trung bình của phụ nữ là 33,6±5,5 tuổi, tỷ lệ nhóm vô sinh II chiếm 63,2%; thời gian vô sinh trung bình là 3,83±3,11 năm; Kết quả AMH thấp trung bình 1,96±1,2 ở những phụ nữ>35 tuổi. 88,6% phụ nữ đã làm TTTON 1 lần; Số noãn kém và ít đáp ứng cao nhất 32,7% ở nhóm đối tượng AMH thấp. Kết luận: Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện hầu hết ở các phụ nữ vô sinh II trong độ tuổi sinh sản. Thời gian vô sinh trung bình là 3,83±3,11 năm; Phụ nữ tuổi càng cao >35 thì AMH thấp; Nồng độ AMH thấp thì số noãn kém và ít đáp ứng (chiếm 32,7%). 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hữu Đạt, Vũ Thị Ngọc, Nguyễn Lệ Thủy. Giá trị của antral follice count (AFC), anti-mullerian hormon (AMH) và ovarian response prediction index (ORPI) trong đáp ứng của buồng trứng trên phụ nữ thực hiện IVF tại bệnh viện Tâm Anh. Tạp chí nghiên cứu y học 2019;123(7)
2. Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Viết Tiến. Đặc điểm của quá trình chuyển phôi đông lạnh và tỷ lệ thai lâm sàng. Tạp chí Y học thực hành. 2017;2:205-208.
3. Lainas TG, Sfontouris IA, Zorzovilis IZ, Petsas GK, Lainas GT, Alexopoulou E, Kolibianakis EM. Flexible GnRH antagonist protocol versus GnRH agonist long protocol in patients with polycystic ovary syndrome treated for IVF: a prospective randomised controlled trial (RCT). Hum Reprod. Mar 2010;25(3):683-9. doi:10.1093/humrep/dep436
4. Hillier SG. Gonadotropic control of ovarian follicular growth and development. Mol Cell Endocrinol. Jun 20 2001;179(1-2):39-46. doi:10. 1016/s0303-7207(01)00469-5
5. Melado Vidales L, Fernández-Nistal A, Martínez Fernández V, Verdú Merino V, Bruna Catalán I, Bajo Arenas JM. Anti-Müllerian hormone levels to predict oocyte maturity and embryo quality during controlled ovarian hyperstimulation. Minerva Ginecol. Jun 2017;69(3): 225-232. doi:10.23736/s0026-4784.16.03958-7
6. Bani Mohammad M, Majdi Seghinsara A. Polycystic Ovary Syndrome (PCOS), Diagnostic Criteria, and AMH. Asian Pac J Cancer Prev. Jan 1 2017;18(1):17-21.doi:10.22034/apjcp.2017. 18.1.17
7. Chen Y, Ye B, Yang X, Zheng J, Lin J, Zhao J. Predicting the outcome of different protocols of in vitro fertilization with anti-Muüllerian hormone levels in patients with polycystic ovary syndrome. J Int Med Res. Jun 2017;45(3):1138-1147. doi:10.1177/0300060517704140