ĐẶC ĐIỂM VÀ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ ỐI VỠ NON Ở TUỔI THAI TỪ 28 TUẦN 0 NGÀY ĐẾN 33 TUẦN 6 NGÀY TẠI KHOA ĐẺ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí ối vỡ non ở tuổi thai từ 28 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 110 thai phụ ối vỡ non ở tuổi thai từ 28 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình của thai phụ là 29,48 ± 5,78, đa số trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục chiếm 13,64%, tiền sử OVN, sinh non chiếm 12,72% và đa thai, đa ối chiếm 7,27%. Các trường hợp ối vỡ non có tuổi thai lúc bắt đầu vỡ ối từ 32 đến dưới 34 tuần chiếm 70%, từ 30 đến dưới 32 tuần chiếm 17,3%. Tình trạng nước ối đánh giá qua siêu âm khi vào viện kết quả là bình thường chiếm 64,1%, thiểu ối chiếm 25,7% và 10,2% hết ối. Xét nghiệm lúc vào viện, tỷ lệ tăng bạch cầu trung tính chiếm 41,8%, tăng cả bach cầu trung tính và CRP chiếm 16,4% và tăng CRP chiếm 7,3%. Phần lớn các trường hợp hướng điều trị ban đầu là điều trị nội khoa chiếm 74,5%; chuyển dạ tự nhiên chiếm 16,4%; mổ lấy thai chiếm 16,4% và thấp nhất là gây chuyển dạ chiếm 0,9%. Trong các trường hợp được điều trị nội khoa, 48,78% trường hợp được điều trị kháng sinh và liệu pháp corticoid, 40,24% phối hợp kháng sinh, giảm co và corticoid. Kết luận: Tỷ lệ nhóm thai phụ có ối vỡ non chủ yếu thuộc nhóm từ 32 đến dưới 34 tuần, chiếm 70%. Tình trạng nước ối lúc vào viện là thiểu ối chiếm 25,7% và hết ối chiếm 10,2%. Tỷ lệ điều trị nội khoa giữ thai là 74,5%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ối vỡ non trên thai non tháng, Phụ sản Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Thị Huyền Thương, Nguyễn Thị Huệ (2023), "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ối vỡ non ở tuổi thai từ 22–34 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022", Tạp chí Y học Việt Nam, 530 (1), tr. 5-8.
3. Phạm Văn Hùng (2022), Nghiên cứu kết quả gây chuyển dạ ở sản phụ ối vỡ non có tuổi thai trên 28 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Dương Thị Thi Hiền (2003), So sánh tác dụng của Oxytocin và Misoprostol trong việc gây chuyển dạ ở những sản phụ ối vỡ non thai đủ tháng, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Yu, H., et al., Perinatal outcomes of pregnancies complicated by preterm premature rupture of the membranes before 34 weeks of gestation in a tertiary center in China: A retrospective review. Biosci Trends, 2015. 9(1): p. 35-41.
6. Lê Thị Bích Hường, Lê Hồng Cẩm, Phạm Thanh Hoàng (2018), Kết cục thai kỳ ối vỡ non
7. Prelabor Rupture of Membranes: ACOG Practice Bulletin, Number 217 (2020), Obstetric & Gynecology, 135(3), e80.
8. Pasquier, J. C., Picaud, J. C., Rabilloud, M., Claris, O., Ecochard, R., Moret, S., & Mellier, G. (2009). Neonatal outcomes after elective delivery management of preterm premature rupture of the membranes before 34 weeks' gestation (DOMINOS study). European journal of obstetrics, gynecology, and reproductive biology, 143(1), 18–23.