ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN DINH DƯỠNG NĂM 2023

Phan Bích Nga1,, Hoàng Thị Hằng1, Nguyễn Thị Lương Hạnh1, Lê Việt Anh2, Trương Phan Hồng Hà2, Trần Minh Quân1
1 Viện Dinh Dưỡng
2 Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 đến khám tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh Dưỡng (KKTVDDTE-VDD) năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 960 trẻ 0-59 tháng tuổi đến khám tại KKTVDDTE-VDD năm 2023 và bà mẹ của trẻ. Kết quả: (1) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) các thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của trẻ em dưới 5 tuổi đến khám tại KKTVDDTE-VDD năm 2023 lần lượt là 29,8%, 30,0 % và 14,3%. Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì là 1,8%. (2) Tình trạng bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng của trẻ đến khám tập trung vào các tình trạng như Hội chứng biếng ăn, chẩn đoán nguy cơ SDD, SDD, táo bón và còi xương. Trẻ SDD thấp còi có xu hướng bị thiếu máu cao gấp 1,87 lần và xu hướng bị thiếu sắt cao gấp 1,6 lần so với trẻ không SDD. (3) Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đạt về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ đều đạt trên 80% ở đa số các nội dung. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung có tỷ lệ đạt dưới 50%, đặc biệt là tỷ lệ thực hành đạt về thời điểm cho trẻ bú mẹ sau sinh chỉ là 24,4%. (4) Tỷ lệ trẻ có năng lượng khẩu phần ăn đáp ứng đủ so với NCKN chỉ chiếm 53,2%. Trẻ tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm với tần suất thường xuyên, trừ nhóm dầu ăn/mỡ lợn có tỷ lệ trẻ không hoặc tiêu thụ ít hơn 1 lần/tháng đối với mỡ lợn lên tới 52,3% và 21,6% đối với dầu ăn. Kết luận: Trẻ đến khám tại KKTVDDTE-VDD có tỷ lệ SDD các thể ở mức cao; kiến thức và thực hành đạt về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của bà mẹ còn một số nội dung có tỷ lệ đạt thấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Soeters P., B.F., Cynober L., (2017). Defining malnutrition: A plea to rethink. Clin Nutrition, 36(3), 896-901.
2. Vũ Thị Mai Hương. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2018. Published online 2019.
3. Nghi LHH, Hưng NT, Hương PTT. Tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn đến khám tại khoa khám tư vấn Dinh dưỡng số 2, Viện Dinh dưỡng. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2022;1(4). Accessed May 16, 2023.
4. WHO (2006). Length/height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age; methods and development, WHO Press, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland, 312.
5. WHO (2007). WHO child growth standards: training course on child growth assessment. World Health Organization, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland. 312.
6. Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Trần TD. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Viện Dinh dưỡng năm 2018. Luận văn Thạc sĩ Dinh dưỡng. Trường Đại học Y Hà Nội