HIỆU QUẢ CỦA FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU CẢI TIẾN (A-PRF+) TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU CÓ TIÊU XƯƠNG THEO CHIỀU NGANG

Nguyễn Mẹo1,, Nguyễn Bích Vân1, Hồ Thị Hoà1, Lê Thanh Nguyên1, Nguyễn Ngọc Yến Thư1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện các chỉ số lâm sàng và vi sinh của fibrin giàu tiểu cầu cải tiến (A-PRF+) trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều ngang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, thiết kế nửa miệng với 20 răng có túi nha chu chỉ định điều trị phẫu thuật trên 10 bệnh nhân: nhóm phẫu thuật vạt làm sạch kết hợp ghép A-PRF+ (VLS_A-PRF+) và nhóm phẫu thuật vạt làm sạch (VLS). So sánh chỉ số mảng bám (PI), chỉ số nướu (GI), độ sâu túi nha chu (PPD), mất bám dính lâm sàng (CAL) trước phẫu thuật và sau 1 tháng điều trị. So sánh lượng vi khuẩn Fusobacterium nucleatum (Fn), Tannerella forsythia (Tf), Porphyromonas gingivalis (Pg) trong túi nha chu bằng Real-time PCR tại thời điểm trước phẫu thuật, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Sau 1 tháng, PPD và CAL ở nhóm VLS _ A-PRF+ và nhóm VLS thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước phẫu thuật (p<0,001). Mức độ giảm độ sâu túi nha chu ở nhóm VLS_A-PRF+ (3,10 ± 0,88 mm) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm VLS (1,7 ± 0,48 mm) (p<0,001), tuy nhiên độ giảm CAL ở nhóm VLS_ A-PRF+ (1,70 ± 1,42 mm) cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm VLS (1,50 ± 1,43 mm) (p>0,05). Sau 1 tuần và 1 tháng, số lượng vi khuẩn Fn, Tf, Pg ở cả hai nhóm đều giảm so với thời điểm ban đầu, mức độ giảm số lượng vi khuẩn ở nhóm VLS_A-PRF+ cao hơn nhóm VLS nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: A-PRF+ có hiệu quả hỗ trợ giảm độ sâu túi nha chu khi kết hợp với phẫu thuật vạt làm sạch trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều ngang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bích Vân, Hà Thị Bảo Đan, Trần Giao Hòa và cs. (2015). Nha chu học tập I, tái bản lần thứ nhất (Vol. 6, 7): Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải. (2002). "Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc Việt Nam 2001". Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp. 67-75.
3. Maestre R., et al. (2007). "Odontogenic bacteria in periodontal disease and resistance patterns to common antibiotics used as treatment and prophylaxis in odontology in Spain". Rev Esp Quimioterap, 20(1), pp. 61-67.
4. Jayakumar A., Rohini S., Naveen A., et al. (2010). "Horizontal alveolar bone loss: A periodontal orphan". Journal of Indian Society of Periodontology, 14(3), pp. 181-185.
5. Joseph V. R. , Sam G., Amol N. V., et al. (2014). "Clinical evaluation of autologous platelet rich fibrin in horizontal alveolar bony defects". J Clin Diagn Res, 8(11), pp. 43-47.
6. Debnath K., Chatterjee A. "Treatment of horizontal defect with and without platelet-rich fibrin matrix: A randomized comparative clinical study". J Indian Soc Periodontol, 22(5), pp. 406-413.
7. Yang L. C., Hu S. W., Yan M., Yang J. J., Tsou S. H., Lin Y. Y. (2015). "Antimicrobial activity of platelet-rich plasma and other plasma preparations against periodontal pathogens". J Periodontol, 86(2), pp. 310-318.