NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tô Triệu Vy1, Tô Tố Tố2, Nguyễn Văn Phong3, Nguyễn Thế Vinh1, Phạm Kiều Anh Thơ2, Trần Thái Thanh Tâm2, Lê Văn Minh2,
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu ở bệnh nhân đột quỵ não cấp từ từ 40 tuổi trở lên tại Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang và phân tích trên 80 đối tượng bệnh nhân đột quỵ não cấp từ 40 tuổi trở lên. Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng, định lượng nồng độ acid uric huyết tương theo phương pháp enzym. Kết quả: Trong 80 bệnh nhân đột quỵ não cấp có 44 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 55% và 36 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 45%. Độ tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 68,48 ± 10,938. Có 76 bệnh nhân nhồi máu não chiếm tỷ lệ 95% và 4 bệnh nhân xuất huyết não chiếm tỷ lệ 5%. Tỷ lệ tăng acid uric máu chung là 33,75%, tỷ lệ tăng acid uric máu ở nam giới là 43,2% và ở nữ giới là 22,2%. Nồng độ acid uric máu ở nam cao hơn đáng kể so với nữ (p=0,049). Nồng độ acid uric máu trung bình trong mẫu nghiên cứu là 327,09 ± 122,425 µmol/L, nồng độ acid uric máu trung bình ở nam giới là 369,68 ± 116,673 µmol/L và ở nữ giới là 275,04 ± 109,722 µmol/L. Nồng độ acid uric máu trung bình ở thể nhồi máu não là 329,46 ± 120,663 µmol/L và thể xuất huyết não là 282,10 ± 166,888 µmol/L. Nồng độ acid uric máu tương quan thuận yếu với chiều cao (r = 0,293, p<0,05), BMI (r = 0,261, p<0,05), LDLc (r = 0,230, p<0,05) và nồng độ creatinin máu (r = 0,312, p<0,05). Tương quan thuận vừa với cân nặng (r = 0,456, p<0,001). Các yếu tố như giới tính, hút thuốc lá, uống rượu bia, tăng huyết áp, chỉ số  BMI có liên quan đến tăng acid uric máu (p=0,049, p=0,013, p=0,027, p=0,006, p=0,002). Kết luận: Tăng acid uric máu thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ não cấp trên 40 tuổi và có mối liên quan giữa chiều cao, cân nặng, BMI, LDLc và nồng độ creatinin máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. Katan, A. Luft (2018), "Global Burden of Stroke", Semin Neurol, 38(2), tr 208-211.
2. Trần Đặng Đăng Khoa, Ngô Hoàng Toàn, Nguyễn Trung Kiên (2023), "Khảo sát tỷ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 từ 40 tuổi trở lên tại Cần Thơ", Tạp chí Y học Việt Nam số 1, tập 532, tr 343-347.
3. Trần Kim Sơn, Ngô Hoàng Toàn, Huỳnh Thanh Bình, Võ Tấn Cường (2023), "Kết quả kiểm soát nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng Febuxostat", Tạp chí Y học Việt Nam số 1, tập 522, tr 339-343.
4. Bộ Y Tế (2020), "Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não", tr 14-32.
5. Vương Thị Hồng Thúy, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Quyên, cộng sự (2016), "Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quị não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên", Hội Thần Kinh học Việt Nam.
6. V. L. Halperin Kuhns, O. M. Woodward (2020), "Sex Differences in Urate Handling", Int J Mol Sci, 21(12).
7. Masoud Mehrpour, et al (2012), "Serum uric acid level in acute stroke patients", Medical Journal of Islamic Republic of Iran 26, tr 66-72.
8. M Mohsin, et al (2016), "Serum Uric Acid level among Acute Stroke Patients", National Library of Medicine, 2, tr 215-20.