CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC VÀ CHUYỂN LƯU NƯỚC TIỂU

Phạm Hữu Đoàn1,2,, Vũ Lê Chuyên3, Đỗ Vũ Phương1, Dương Đăng Hiếu2, Nguyễn Hoàng Nam2
1 Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM
2 Bệnh viện Bình Dân, TPHCM
3 Bệnh viện Tâm Anh, TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc (RC) do ung thư thường giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu so sánh về chất lượng cuộc sống ở những người bệnh cắt bàng quang tận gốc được chuyển lưu nước tiểu bởi các phương pháp khác nhau. Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe giữa hai nhóm chuyển lưu nước tiểu phổ biến trên lâm sàng hiện nay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 108 người bệnh được thực hiện phẫu thuật RC do ung thư bàng quang tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 10 năm 2022. Người bệnh được đánh giá bằng các câu hỏi về chất lượng cuộc sống của Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu EORTC QLQ-C30 (câu hỏi tổng quát) và EORTC QLQ-BLM30 (câu hỏi cụ thể về ung thư bàng quang) sau mổ 3 tháng. Kết quả: Trên 102 người bệnh được phẫu thuật RC do ung thư bàng quang, trong đó có 50 người bệnh bàng quang tân tạo trực vị bằng hồi tràng (IONB) và 52 người bệnh chuyển lưu nước tiểu qua ống hồi tràng ra da (IC). Người bệnh trong nhóm IONB có độ tuổi trẻ hơn so với nhóm (IC) (độ tuổi trung vị lần lượt là 58 và 65 tuổi, p <0.05). Phân tích từ dữ liệu chất lượng cuộc sống cho thấy ở phân tích đa biến, người bệnh sử dụng IONB có điểm số tốt hơn đáng kể cho chức năng cảm xúc (86 so với 78, p <0,05), chức năng nhận thức (92 so với 86, p <0.001), táo bón (17 so với 30, p<0.001) và đầy hơi chướng bụng (13 so với 24, p <0.001). Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về chức năng tình dục giữa hai nhóm (p <0.05). Kết luận: Người bệnh sử dụng phương pháp IONB có kết quả tốt hơn về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe so với nhóm sử dụng IC. Không có sự khác biệt đáng kể về kết quả ngắn hạn về chức năng tình dục giữa hai nhóm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Lê Chuyên, Đào Quang Oánh. Đại cương về ung thư bàng quang. Phẫu thuật cắt bàng quang. 2012;
2. Aaronson NK, Ahmedzai S, Bergman B, et al. The European Organization for Research and Treatment of Cancer QLQ-C30: a quality-of-life instrument for use in international clinical trials in oncology. JNCI: Journal of the National Cancer Institute. 1993;85(5):365-376.
3. Cerruto MA, D'Elia C, Siracusano S, et al. Health-related quality of life after radical cystectomy: a cross-sectional study with matched-pair analysis on ileal conduit vs ileal orthotopic neobladder diversion. Urology. 2017;108:82-89.
4. Francolini G, Ghoshal A, Caini S, et al. Quality of life after definitive treatment for bladder cancer: a systematic review and meta-analysis. Radiotherapy and Oncology. 2023:110038.
5. Gacci M, Saleh O, Cai T, et al. Quality of life in women undergoing urinary diversion for bladder cancer: results of a multicenter study among long-term disease-free survivors. Health and quality of life outcomes. 2013;11:1-6.
6. Singh V, Yadav R, Sinha RJ, Gupta DK. Prospective comparison of quality‐of‐life outcomes between ileal conduit urinary diversion and orthotopic neobladder reconstruction after radical cystectomy: a statistical model. BJU international. 2014;113(5):726-732.
7. Siracusano S, D'ELIA C, Cerruto MA, et al. Quality of life in patients with bladder cancer undergoing ileal conduit: a comparison of women versus men. in vivo. 2018;32(1):139-143.
8. Xing W, Zeng S, Xu Z, Xing S, Liu Q. Comparison of health-related quality of life between ileal conduit diversion and orthotopic neobladder in women: a meta-analysis. Frontiers in Oncology. 2022;12:862884.