VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ CHUYỂN TIẾP V1-V3 TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT RỐI LOẠN NHỊP THẤT TỪ ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI VÀ ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI

Trần Song Giang1,, Nguyễn Thị Vỹ2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chẩn đoán định khu vị trí ngoại tâm thu thất (NTTT), nhịp nhanh thất (NNT) trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo có ý nghĩa quan trọng trước khi thăm dò điện sinh lý và triệt đốt. Mục tiêu: Đánh giá vai trò của chỉ số chuyển tiếp V1-V3 trong phân biệt ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất ở đường ra thất phải (ĐRTP) và đường ra thất trái (ĐRTT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 80 bệnh nhân (BN)  chẩn đoán NTTT/NNT vô căn giai đoạn 2021 được triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ  nam : nữ = 1:3; tuổi trung bình  52,7 ± 13,5;  67,5% (54 BN) có rối loạn nhịp thất khởi phát từ đường ra thất phải và 32,5% (26 BN) có rối loạn nhịp thất khởi phát từ đường ra thất trái. Điểm vùng chuyển tiếp của NTTT/NNT có nguồn gốc khởi phát từ ĐRTP cao hơn NTTT/NNT từ ĐRTT (3,44 ± 0,88 so với 1,96 ± 0,95), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chỉ số chuyển tiếp V1-V3 của NTTT/NNT vị trí khởi phát từ ĐRTT thấp hơn nhóm NTTT/NNT vị trí khởi phát từ ĐRTP có ý nghĩa thống kê (-5,22 ± 8,41 so với 2,01 ± 3,39; p<0,05). Ở nhóm NTTT/NNT có chuyển tiếp tại V3, chỉ số chuyển tiếp V1 V3 của NTTT/NNT từ ĐRTT cũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê nhóm NTTT/NNT vị trí từ ĐRTP (-2,06 ± 6,02 so với 2,89 ± 6,43, với p<0,05). Chỉ số chuyển tiếp V1-V3 có giá trị phân biệt vị trí khởi phát NTTT/NNT từ ĐRTT và ĐRTP với ngưỡng điểm cắt -1,02 và diện tích dưới đường cong AUC 0,808 (0,683– 0,933), với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 89% và 81%. Chỉ số chuyển tiếp V1-V3 có giá trị phân biệt vị trí khởi phát NTTT/NNT từ ĐRTT và ĐRTP ở nhóm chuyển tiếp tại V3 với ngưỡng điểm cắt 0,13 và diện tích dưới đường cong AUC 0,917 (0,683– 0,933), với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 83% và 100%. Kết luận: Chỉ số chuyển tiếp V1 V3 của nhóm NTTT/NNT vị trí khởi phát từ ĐRTT thấp hơn nhóm NTTT/NNT vị trí khởi phát từ ĐRTP có ý nghĩa thống kê. Chỉ số chuyển tiếp V1-V3 có giá trị phân biệt vị trí khởi phát NTTT/NNT từ ĐRTT và ĐRTP, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lerman BB. Outflow tract ventricular arrhythmias: An update. Trends in cardiovascular medicine. 2015;25(6):550-8.
2. Gulletta S, Gasperetti A, Schiavone M, Paglino G, Vergara P, Compagnucci P, et al. Long-Term Follow-Up of Catheter Ablation for Premature Ventricular Complexes in the Modern Era: The Importance of Localization and Substrate. Journal of clinical medicine. 2022;11(21).
3. Hachiya H, Aonuma K, Yamauchi Y, Harada T, Igawa M, Nogami A, et al. Electrocardiographic characteristics of left ventricular outflow tract tachycardia. Pacing and clinical electrophysiology: PACE. 2000;23(11 Pt 2):1930-4.
4. Jiao ZY, Li YB, Mao J, Liu XY, Yang XC, Tan C, et al. Differentiating origins of outflow tract ventricular arrhythmias: a comparison of three different electrocardiographic algorithms. Brazilian journal of medical and biological research = Revista brasileira de pesquisas medicas e biologicas. 2016;49(5):e5206.
5. Yoshida N, Inden Y, Uchikawa T, Kamiya H, Kitamura K, Shimano M, et al. Novel transitional zone index allows more accurate differentiation between idiopathic right ventricular outflow tract and aortic sinus cusp ventricular arrhythmias. Heart rhythm. 2011;8(3):349-56.
6. Asirvatham SJ. Correlative anatomy for the invasive electrophysiologist: outflow tract and supravalvar arrhythmia. Journal of cardiovascular electrophysiology. 2009;20(8):955-68.
7. Phong PĐ. Nghiên cứu điện sinh lý học tim của rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsava và kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số Radio. Luận văn Tiến sỹ Y Học. 2014.
8. Tanaka Y, Tada H, Ito S, Naito S, Higuchi K, Kumagai K, et al. Gender and age differences in candidates for radiofrequency catheter ablation of idiopathic ventricular arrhythmias. Circulation journal: official journal of the Japanese Circulation Society. 2011;75(7):1585-91.
9. Yamada T, McElderry HT, Doppalapudi H, Murakami Y, Yoshida Y, Yoshida N, et al. Idiopathic ventricular arrhythmias originating from the aortic root prevalence, electrocardiographic and electrophysiologic characteristics, and results of radiofrequency catheter ablation. Journal of the American College of Cardiology. 2008;52(2):139-47.
10. Di C, Wan Z, Tse G, Letsas KP, Liu T, Efremidis M, et al. The V(1)-V(3) transition index as a novel electrocardiographic criterion for differentiating left from right ventricular outflow tract ventricular arrhythmias. Journal of interventional cardiac electrophysiology: an international journal of arrhythmias and pacing. 2019;56(1):37-43.