KHOẢNG TRỐNG GLYCAT HÓA VÀ VI ĐẠM NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 MỚI CHẨN ĐOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU

Nguyễn Chí Tường1, Nguyễn Trung Kiên2, Nguyễn Hồng Hà2,
1 Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Glycat hóa phản ánh tình trạng đường huyết. Khoảng trống Glycat hóa đã cho thấy tiềm năng dự đoán biến chứng mạch máu do đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này ước tính khoảng trống Glycat hóa, tỷ lệ vi đạm niệu và xác định các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang chọn mẫu toàn bộ 222 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán từ tháng 04/2023-04/2024. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận khoảng trống Glycat hóa trung bình 0 ± 1,49 và tỷ lệ vi đạm niệu chiếm 45,5%. Nồng độ HDL-c thấp liên quan với khoảng trống Glycat hóa cao hơn; HbA1c, Glucose huyết tương quan thuận và Fructosamin tương quan nghịch với khoảng trống Glycat hóa. Tăng huyết áp, HbA1c ≥ 7% và mức lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73 m2 có liên quan độc lập với vi đạm niệu. Kết luận: Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán tại bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, khoảng trống Glycat hóa liên quan với HDL-c, HbA1c, Glucose huyết tương, và Fructosamin; vi đạm niệu liên quan với tăng huyết áp, chỉ số HbA1c và độ lọc cầu thận; khoảng trống Glycat hóa không liên quan với vi đạm niệu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cohen R.M., Holmes Y.R., Chenier T.C. và cộng sự. (2003). Discordance Between HbA1c and Fructosamine: Evidence for a glycosylation gap and its relation to diabetic nephropathy. Diabetes Care, 26(1), 163–167.
2. Nayak A.U., Singh B.M., và Dunmore S.J. (2019). Potential Clinical Error Arising From Use of HbA1c in Diabetes: Effects of the Glycation Gap. Endocrine Reviews, 40(4), 988–999.
3. Trần Nam Q. (2021). Nghiên cứu Vi đạm niệu và các yếu tố nguy cơ liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 phát hiện lần đầu. Tạp chí Nội tiết đái tháo đường, 21.
4. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020),.
5. American Diabetes Association (2020). Chronic Kidney Disease. Standards of Medical Care in Diabetesd, 135–151.
6. Bùi Hữu H., Đào Bùi Quý Q., và Lê Viết T. (2021). Khảo sát nồng độ protrin phản ứng C ở bệnh dái tháo đường type 2 có bệnh thận mạn. Tạp chí Y học Việt Nam, 503(2), 28–31.
7. Lê Q.T., Thành M.K., Nguyễn T.L. và cộng sự. (2022). Mối liên quan giữa khoảng trống Glycat hóa với biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Tạp chí Y học TPHCM, 26(1), 187–193.
8. Nguyễn V.T. và Ngô Đ.K. (2021). Microalbumin niệu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II. VMJ, 500(1).
9. Bùi T.M.P., Nguyễn T.Đ., Trần N.Q. và cộng sự. (2022). Nhận xét mối liên quan giữa chỉ số sinh hóa máu với microalbumin nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường type II tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. VMJ, 519(2).
10. Văn H.T., Trần T.B.D., và Nguyễn T.H.T. (2021). Tỷ lệ tăng albumin niệu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 49, 67–75.