HIỆU QUẢ CỦA KHÍ DUNG BUDESONIDE TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP HEN PHẾ QUẢN MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH Ở TRẺ EM: MỘT THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG, ĐƠN TRUNG TÂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của budesinide khí dung trong điều trị đợt cấp hen phế quản mức độ trung bình ở trẻ 6-15 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhi 6-15 tuổi được chẩn đoán đợt cấp hen phế quản mức độ trung bình điều trị tại khoa Cấp Cứu - bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ tháng 6/2024 đến tháng 12/2024. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình 8,95 ± 2,27, tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 2,3/1. Các triệu chứng điển hình của hen phế quản rất phố biến gồm ho (97,6%), khò khè (97,6%), khó thở (98,8%), co kéo cơ hô hấp phụ (93,3%) và ran rít, ngáy (98,8%). Về hiệu quả điều trị, tỷ lệ cải thiện triệu chứng cơ năng ở nhóm thử nghiệm (sử dụng budesonide khí dung) cao hơn đáng kể so với nhóm chứng (sử dụng corticoid uống) ở các thời điểm T1, T2 (p < 0,05) và tỷ lệ cải thiện triệu chứng thực thể ở thời điểm T1 của nhóm thử nghiệm cũng cao hơn ở nhóm chứng (p = 0,027). Tại thời điểm T1 và T2, điểm PAS giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 ở nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng (7,2 ± 0,84 so với 8,24 ± 0,94 và 6,41 ± 1,02 so với 5,95 ± 1). Hầu hết đối tượng nghiên cứu được điều trị thành công, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa về kết quả điều trị giữa 2 nhóm (95,1% và 87,8%). Đa số các bệnh nhi không tái nhập viện trong vòng 48 giờ (95,1%) và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Thời gian trung bình nằm lưu tại khoa cấp cứu ở nhóm thử nghiện và nhóm chứng lần lượt là 4,73 ± 1,53 giờ và 5,51 ± 1,8 giờ (p = 0,037). Kết luận: Phác đồ điều trị phối hợp budesonide giúp cải thiện sớm triệu chứng cơ năng và thực thể, đồng thời giảm thời gian nằm viện ở trẻ mắc đợt cấp hen phế quản mức độ trung bình điều trị tại khoa Cấp cứu
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đợt cấp hen phế quản mức độ trung bình, khoa Cấp cứu, budesondide
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Hồng Hanh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò nhiễm virus hô hấp trong đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em. Luận án Tiến sĩ. Học viện quân y. 2011.
3. Đỗ Thị Thái, Bùi Bỉnh Bảo Sơn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng hô hấp trong hen phế quản ở trẻ trên 5 tuổi. Tạp chí Y học Lâm sàng. 2019;109:59-65.
4. Bùi Kim Thuận. nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng phenotype. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 2018.
5. Trần Thị Minh Trang. Đánh giá hiệu quả của budesonide khí dung trong phối hợp điều trị cơn hen cấp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Y Hà Nội. 2019.
6. Al-Musawi ZM, Hussein AM, Hameed RM. Effects of nebulized budesonide plus salbutamol and nebulized salbutamol monotherapy on mild to moderate acute exacerbation of asthma in children: A comparative study. J Pak Med Assoc. 2021; 71(Suppl 9)(12):S29-S34.
7. Devidayal, Singhi S, Kumar L, Jayshree M. Efficacy of nebulized budesonide compared to oral prednisolone in acute bronchial asthma. Acta Paediatr. 1999; 88(8):835-840.
8. Global Initiative for Asthma. Global Strategy for Asthma Management and Prevention (2022 update). 2022. Cited 2024 April. Available from: www.ginasthma.org.
9. Sharma S., Harish R., Dutt N., Digra K.K. To evaluate the efficacy of nebulized budesonide compared to oral prednisolone in the management of moderate exacerbation of acute asthma. Int J Contemp Pediatr. 2017;4(4): 1278-1283.
10. Vos T., Lim S.S., Abbafati C., et al. Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. The lancet. 2020; 396(10258):1204-1222.