BỆNH TEO ĐỘNG MẠCH PHỔI CÓ THÔNG LIÊN THẤT: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ SỬ DỤNG ỐNG VAN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Trần Quang Vịnh1,2, Nguyễn Hữu Nhật2, Đoàn Quốc Hưng3, Nguyễn Lý Thịnh Trường2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Trường Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh teo động mạch phổi có thông liên thất sử dụng ống van tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh. Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh teo động mạch phổi có thông liên thất sử dụng ống van tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2016 đến hết tháng 12/2022. Kết quả: 140 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn. 79 bệnh nhân nam (56%). Tuổi trung vị là 11,1 tháng, cân nặng trung vị là 6,75 kg. Ống nối được sử dụng là Contegra (88%) và Hancock (12%). Các biến chứng sau mổ đều làm kéo dài thời gian thở máy sau mổ ≥ 68 giờ, kéo dài thời gian nằm hồi sức ≥ 6 ngày (p < 0,01). Tỉ lệ tử vong sớm là 3,6%. Tỉ lệ tử vong muộn là 4,4%. Tỉ lệ phẫu thuật lại và/hoặc can thiệp lại là 21,6%. 127 bệnh nhân hoàn thành theo dõi với thời gian theo dõi trung vị 3 năm. Tỉ lệ sống chung sau thời gian theo dõi trên 5 năm đạt 88,4%. Kết luận: Phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh teo động mạch phổi có thông liên thất sử dụng ống van tại Bệnh viện Nhi Trung ương có kết quả tốt. Việc nghiên cứu và theo dõi lâu dài diễn biến của bệnh và đánh giá tuổi thọ ống van nhân tạo là hoàn toàn cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ventura HO, Mehra MR. Perspectives in pediatric cardiology, volume 4: Epidemiology of congenital heart disease Edited by Charlotte Ferencz Christopher A. Loffredo Judith D. Rubin Carol A. Magee Futura Publishing Company, Inc., Mount Kisco, NY. Clinical Cardiology. 1994; 17(10): 572-573. doi: https://doi.org/10.1002/ clc.4960171014
2. Bertranou EG, Blackstone EH, Hazelrig JB, Turner ME, Kirklin JW. Life expectancy without surgery in tetralogy of fallot. The American Journal of Cardiology. 1978;42(3):458-466. doi: 10.1016/0002-9149(78)90941-4
3. Tchervenkov CI, Roy N. Congenital Heart Surgery Nomenclature and Database Project: pulmonary atresia—ventricular septal defect. The Annals of Thoracic Surgery. 2000;69(3):97-105. doi:10.1016/S0003-4975(99)01285-0
4. Soquet J, Barron DJ, d’Udekem Y. A Review of the Management of Pulmonary Atresia, Ventricular Septal Defect, and Major Aortopulmonary Collateral Arteries. The Annals of Thoracic Surgery. 2019; 108(2): 601-612. doi:10.1016/ j.athoracsur.2019.01.046
5. Vinh TQ, Truong NLT, Hung DQ. Definitive repair of pulmonary atresia with ventricular septal defect using valved conduit for low body weight infant. TCNCYH. 2022;161(12E11):227-237. doi:10.52852/tcncyh.v161i12E11.1340
6. Ma J, Tan T, Zhang S, et al. Long-term outcomes of pulmonary atresia with ventricular septal defect by different initial rehabilitative surgical age. Front Cardiovasc Med. 2023; 10:1189954. doi:10.3389/fcvm.2023. 1189954
7. Elhedai H, Mohamed M, Mohammed SSS, Mustafa KHH, Seedahmed MHA, Mohamedahmed AYY. Comparison of staged repair versus single-stage complete repair for pulmonary atresia with ventricular septal defect: A systematic review and meta-analysis. Indian J Thorac Cardiovasc Surg. 2022;38(1):5-16. doi: 10.1007/s12055-021-01296-w
8. Morales DLS, Braud BE, Gunter KS, et al. Encouraging results for the Contegra conduit in the problematic right ventricle–to–pulmonary artery connection. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2006;132(3):665-671. doi:10.1016/j.jtcvs.2006.03.061
9. Rüffer A, Wittmann J, Potapov S, et al. Mid-term experience with the Hancock porcine-valved Dacron conduit for right ventricular outflow tract reconstruction. Eur J Cardiothorac Surg. 2012;42(6):988-995. doi:10.1093/ejcts/ezs103