BỆNH VIÊM LỢI TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2023

Trịnh Đình Hải1, Bùi Danh Lưu1,
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu hướng gia tăng. Viêm lợi (VL) trên nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK hiện chưa được nghiên cứu và báo cáo tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích mô tả thực trạng bệnh viêm lợi trên nhóm PNMT có ĐTĐTK và phân tích các yếu tố liên quan đến bệnh viêm lợi trên nhóm đối tượng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả  cắt ngang, tiến hành trên 100 PNMT được chẩn đoán ĐTĐTK tại khoa Khám Bệnh Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 6 năm 2023 – tháng 12 năm 2023. Các chỉ số lâm sàng đánh giá bao gồm: Chỉ số lợi (GI), Chỉ số vệ sỉnh răng miệng (OHI-S), Chỉ số mất bám dính lâm sàng (CAL), Độ sâu túi lợi (PD), Chỉ số chảy máu khi thăm khám (%BOP). Số liệu được thống kê và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 và Minitab 18.0. Kết quả: Tỷ lệ lợi lành mạnh trên nhóm PNMT mắc ĐTĐTK là 8%, tỷ lệ mắc viêm lợi chiếm 92%, trong đó viêm lợi nặng chiếm 26% và có 22% các thai phụ có dấu hiệu của mất bám dính. Kết luận: Viêm lợi trên nhóm PNMT mắc ĐTĐTK có tỷ lệ mắc rất cao, và có xu hướng gia tăng theo tuổi thai, bị ảnh hưởng bởi nồng độ glucose trong máu và tình trạng vệ sinh răng miệng. Cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng cho nhóm PNMT có ĐTĐTK để giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh quanh răng và viêm lợi trên nhóm đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bagis N. và Bostanci H.S. (2013). The Relationship between Gestational Diabetes Mellitus and Periodontal Health: A Case-Control Study. Int J Exp Dent Sci, 2(2), 71–75.
2. Centers for Disease Control Prevention. National diabetes fact sheet: national estimates and general information on diabetes and prediabetes in the United States, 2011, Atlanta, GA: US department of health human services, centers for disease control prevention, 2011; vol. 201, pp. 2568- 2569
3. Löe H, Silness J. Periodontal Disease in Pregnancy I. Prevalence and Severity. Acta Odontol Scand. 1963;21(6):533-551. doi: 10.3109/ 00016356309011240
4. Ruiz D., Romito G., và Dib S. (2011). Periodontal disease in gestational and type 1 diabetes mellitus pregnant women. Oral Dis, 17(5), 515–521.
5. Xiong X., Elkind-Hirsch K.E., Vastardis S. và cộng sự. (2009). Periodontal Disease Is Associated With Gestational Diabetes Mellitus: A Case-Control Study. J Periodontol, 80(11), 1742–1749.
6. Bộ Y Tế. Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tip 2 theo QĐ 5481-BYT NAGYF 30/12/2020. Published 2020. Accessed April 1, 2023.
7. Hương Lê Lam, Nam H.T., Thảo N.T.M. và cộng sự. (2021). Đái tháo đường thai kỳ: nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng và kết quả thai kỳ. Vietnam J Diabetes Endocrinol, (46), 247–252
8. Nguyễn Thị Phương Trà. (2018). Đặc điểm lâm sàng viêm lợi trên phụ nữ mang thai ở một số bệnh viện tại Hà Nội/ Đại học Y Hà Nội.
9. Thái Thị Thanh Thúy. Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ, Luận văn cao học, Trường đại học Y Hà Nội, 2012.