ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT TROCAR KHÔNG ĐẶT DẪN LƯU

Thị Hồng Vân Nguyễn1,, Ngọc Sơn Trần1, Đức Hiệp Phạm1
1 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Báo cáo kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa (VPMRT) ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi một trocar không đặt dẫn lưu (PTNSMTKDL). Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp bệnh nhi VPMRT được điều trị bằng PTNSMTKDL tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ tháng 1 năm 2018 tới tháng 5 năm 2020. Trong PTNSMTKDL: chúng tôi đặt 1 Trocar 11mm qua rốn và sử dụng optic 10mm có kênh cho dụng cụ 5mm, ruột thừa được cắt bên ngoài hoặc trong ổ bụng, không đặt dẫn lưu. Kết quả: Có 306 bệnh nhân (BN) thuộc diện nghiên cứu, tuổi trung bình (TB) 7,9 tuổi. 80,4% BN viêm phúc mạc khu trú, 9,6% viêm phúc mạc toàn thể. 15% BN phải đặt thêm 2 trocar. Thời gian phẫu thuật TB 45,6 phút. Không có tai biến trong mổ. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình (TB) 7,5 ngày. Thời gian TB phục hồi lưu thông tiêu hóa 1,8 ngày. Các biến chứng sớm sau mổ bao gồm nhiễm trùng vết mổ 5,4%, nhiễm trùng/abscess tồn dư ổ bụng sau mổ 5% (không có BN nào phải mổ lại). Kết quả thẩm mỹ sau mổ rất tốt, các BN coi như không thấy sẹo mổ.  Kết luận: PTNSMTKDL là khả thi ở đa số trường hợpVPMRT ở trẻ em, an toàn và có tính thẩm mỹ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Sơn, Vũ Mạnh Hoàn, Nguyễn Thanh Liêm (2011). Điều trị viêm ruột thừa thủng ở trẻ em: So sánh giữa phẫu thuật nội soi và mổ mở. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 15:43-47.
2. Abdulhamid AK, Sarker SJ (2018). Is abdominal drainage after open emergency appendectomy for complicated appendicitis beneficial or waste of money? A single centre retrospective cohort study. Annals of Medicine and Surgery.36: 168-172.
3. B. Aneiros Castro, I. Cano, A. García, P. Yuste, E. Ferrero, A. Gómez (2018). Abdominal Drainage After Laparoscopic Appendectomy in Children: An Endless Controversy? Scand J Surg. 107(3):197-200.
4. Esmaeel Taqi, Sulaiman Al Hadher, Jon Ryckman (2008) Outcome of laparoscopic appendectomy for perforated appendicitis in children. Journal of Pediatric Surgery. 43(5):893-895.
5. Paul A. Karam, Arathi Mohan, Martin R. Buta, Federico G. Seifarth (2016). Comparison of Transumbilical Laparoscopically Assisted Appendectomy to Conventional Laparoscopic Appendectomy in Children: Surgical Laparoscopy, Endoscopy & Percutaneous Techniques. 26(6):508-512.
6. Pisanu A, Porceddu G, Reccia I, Saba A, Uccheddu A (2013). Meta-analysis of studies comparing single-incision laparoscopic appendectomy and conventional multiport laparoscopic appendectomy. Journal of Surgical Research. 183(2):e49-e59.
7. Sara Hernandez-Martin, Lidia Ayuso, Ada Yessenia Molina, Pison J, Miguel Angel Martinez-Bermejo, Alberto Perez-Martine (2017). Transumbilical laparoscopic-assisted appendectomy in children: is it worth it? Surg Endosc. 31(12):5372-5380.
8. Yasumitsu Hirano, Yasuhiro Ishiyama, Mari Shimada, Chikashi Hiranuma, Yasuo Hashizume, Keizo Taniguchi (2018). Comparison of Outcomes of Single-Incision Laparoscopic and Open Appendectomy in Management of Uncomplicated and Complicated Appendicitis. Indian J Surg;80(5):442-446.