ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nguyễn Xuân Hiệp1, Nguyễn Duy Bắc2, Nguyễn Thị Thu Hiền1,, Phạm Thị Minh Châu3, Phạm Thị Minh Khánh3, Phạm Thị Thu Hiền3, Phạm Thị Hải Yến3, Trần Phương Anh3
1 Hội Nhãn khoa Việt nam
2 Học viện Quân y
3 Bệnh viện Mắt trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 2399 học sinh tại 2 trường cấp Tiểu học (cấp 1) và 2 trường cấp THCS (cấp 2) tại Hà nội. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiện cứu là 11,11 ± 2,33 trong đó có 53,4% nam và 46,6% nữ. Tỉ lệ mắc tật khúc xạ chung của học sinh cấp 1 và 2 là 51,0%. Tật cận thị chiếm tỉ lệ 37,5%; viễn thị chiếm 8,2% và loạn thị là 5,3%. Cận thị có xu hướng tăng từ 33,9% ở học sinh cấp 1 lên 41,0% học sinh cấp 2, trong khi viễn thị lại có xu hướng giảm đi từ 11,4% ở học sinh cấp 1 xuống còn 4,9% ở học sinh cấp 2. Tật cận thị mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ nặng chiếm tỉ lệ lần lượt là 61,7%; 32,3%; 6,0%. Tật viễn thị mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ nặng chiếm tỉ lệ lần lượt là 87,0%; 9,5% và 3,4%. Tật loạn thị mức độ nhẹ, mức độ trung bình, mức độ nặng và mức độ rất nặng chiếm tỉ lệ lần lượt là 25,4%; 47,2%; 14,5% và 12,9%. Kết luận: tật khúc xạ ở học sinh cấp 1 và cấp 2 là 51,0% trong đó tật cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ lệ cận thị có xu hướng tăng dần theo cấp học còn tỉ lệ viễn thị có xu hướng giảm dần theo cấp học, mức độ tật khúc xạ nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả 3 loại tật cận thị, viễn thị và loạn thị.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Trí. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tật cận thị trong học sinh ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh năm 2020. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Trường cán bộ quản lý y tế; 2000.
2. Phạm Thị Hạnh. Đánh giá sự tiến triển của cận thị ở học sinh phổ thông khám tại Bệnh viện Mắt Trung Ương. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2009.
3. Đỗ Mạnh Cường, và cộng sự. Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong, Hải Phòng năm 2015. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016;441(2):97-100.
4. Hoàng Quang Bình. Thực trạng tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở Cần Thơ năm học 2013 - 2014. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016;442(1):187 - 190.
5. Nguyễn Mạnh Quỳnh, Nguyễn Văn Hiến, Đàm Thị Tuyết. Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2017;459(2):11-15.
6. Li SM, Liu LR, Li SY, et al. Design, methodology and baseline data of a school-based cohort study in Central China: the Anyang Childhood Eye Study. Ophthalmic epidemiology. Dec 2013;20(6): 348-59. doi:10.3109/09286586.2013.842596