CHỈ SỐ SỐC CẢI BIÊN TRONG TIÊN ĐOÁN TỬ VONG NỘI VIỆN Ở NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Nguyễn Thiện Tùng1,, Trần Kim Trang1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc tiên lượng và phân tầng nguy cơ trên bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp nhưng tử vong vẫn là một những thách thức với các nhà lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan của chỉ số sốc cải biên (CSSCB) với một số đặc điểm của NMCT cấp, xác định giá trị tiên lượng tử vong nội viện của CSSCB và so sánh với thang điểm GRACE ở BN NMCT cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu thực hiện trên 121 BN NMCT cấp, ≥18 tuổi, nhập khoa Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: CSSCB≥1,27 liên quan có ý nghĩa thống kê đến tăng tỉ lệ Killip IV, tăng tỉ lệ phân suất tống máu (PSTM) thất trái ≤ 40%, tăng tỉ lệ nhập đơn vị Chăm sóc mạch vành (ĐVCSMV), và đặc biệt tăng tỉ lệ bệnh nặng xin về (gấp 3 lần CSSCB thấp). Phân tích dưới đường cong ROC cho thấy CSSCB và thang điểm GRACE đều có thể tiên đoán tử vong với AUC lần lượt là 0,67 (KTC95% = 0,54–0,80) và 0,78 (KTC95% = 0,68–0,89), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,037). Kết luận: Tuy mô hình tiên đoán tử vong bằng CSSCB đơn giản và thuận tiện cho lâm sàng nhưng giá trị tiên đoán kém hơn so với thang điểm GRACE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Anagaw YK, Yeheyis MM, Ayenew W, Bizuneh GK. Treatment Outcomes of the Acute Coronary Syndrome Among Patients Attending St. Paul Hospital. Ther Clin Risk Manag. 2023;19:105-114. doi:10.2147/TCRM.S382422
2. Chiang CY, Lin CF, Liu PH, Chen FC, Chiu IM, Cheng FJ. Clinical Validation of the Shock Index, Modified Shock Index, Delta Shock Index, and Shock Index-C for Emergency Department ST-Segment Elevation Myocardial Infarction. J Clin Med. 2022;11(19): 5839. doi:10.3390/ jcm11195839
3. Devendra Prasad KJ, Abhinov T, Himabindu KC, Rajesh K, Krishna Moorthy D. Modified Shock Index as an Indicator for Prognosis Among Sepsis Patients With and Without Comorbidities Presenting to the Emergency Department. Cureus. 2021;13(12): e20283. doi:10.7759/ cureus.20283
4. Hamade B, Bayram JD, Hsieh YH, Khishfe B, Al Jalbout N. Modified Shock Index as a Predictor of Admission and In-hospital Mortality in Emergency Departments; an Analysis of a US National Database. Arch Acad Emerg Med. 2023;11(1):e34. doi:10.22037/aaem.v11i1.1901
5. Lu G. Sample Size Formulas For Estimating Areas Under the Receiver Operating Characteristic Curves With Precision and Assurance. Electronic Thesis and Dissertation Repository. Published online June 1, 2021. https://ir.lib.uwo.ca/ etd/8045
6. Pramudyo M, Marindani V, Achmad C, Putra ICS. Modified Shock Index as Simple Clinical Independent Predictor of In-Hospital Mortality in Acute Coronary Syndrome Patients: A Retrospective Cohort Study. Front Cardiovasc Med. 2022;9: 915881. doi:10.3389/fcvm.2022. 915881
7. Schmitz T, Harmel E, Linseisen J, et al. Shock index and modified shock index are predictors of long-term mortality not only in STEMI but also in NSTEMI patients. Ann Med. 2022;54(1):900-908. doi:10.1080/07853890.2022.2056240
8. Wang S, Zhang Y, Qi D, et al. Age shock index and age-modified shock index are valuable bedside prognostic tools for postdischarge mortality in ST-elevation myocardial infarction patients. Ann Med. 2024;56(1):2311854. doi:10.1080/07853890.2024.2311854