ĐIỂM VÀ TỈ LỆ TÁI NHẬP VIỆN TRONG VÒNG 30 NGÀY CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Suy tim cấp có nguy cơ tái nhập viện cao, làm gia tăng đáng kể chi phí liên quan đến chăm sóc và điều trị. Với nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim hiện nay, các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng cũng như tỉ lệ tái nhập viện có thể thay đổi đáng kể so với trước đây. Do đó việc mô tả các đặc điểm này cũng như xác định tỉ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày là cần thiết để cung cấp cái nhìn cập nhật và chính xác hơn về thực trạng bệnh. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỉ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày của bệnh nhân suy tim cấp. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 120 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim cấp, trong thời gian từ tháng 2/2024 đến tháng 8/2024 tại khoa Nội tim mạch, bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thông tin tái nhập viện được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn qua điện thoại. Kết quả: Trong thời gian từ tháng 2/2024 đến tháng 8/2024 có 120 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với tuổi trung bình là 67,1 ± 13,8, nam giới chiếm 53,3%. Ba nguyên nhân suy tim thường gặp là bệnh mạch vành (57,5%), bệnh van tim (18,3%) và bệnh cơ tim (16,7%). Yếu tố thúc đẩy thường gặp nhất là nhiễm trùng (28,3%). Ba bệnh lý đi kèm và yếu tố nguy cơ tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất là rối loạn lipid máu (75,8%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (63,3%) và tăng huyết áp (52,5%). Tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán suy tim cấp mới là 31,7%. Phân suất tống máu trung vị là 37,1%. Hơn 50% bệnh nhân là suy tim phân suất tống máu giảm, khi xuất viện tỉ lệ bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm được điều trị thuốc ức chế hệ RAAS là 92,7%, thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone là 89,7%, nhóm SGLT2i là 85,3%, chẹn beta là 60,3%. Tỉ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày của dân số nghiên cứu là 20,8%. Kết luận: Nguyên nhân suy tim do bệnh mạch vành thường gặp nhất. Yếu tố thúc đẩy suy tim cấp thường gặp nhất là nhiễm trùng. Dù có nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim và bệnh nhân được điều trị tích cực tuy nhiên tỉ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày sau xuất viện vẫn còn cao (20,8%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy tim cấp, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tái nhập viện
Tài liệu tham khảo

2. Niên giám thống kê y tế 2019 - 2020 (2020).

3. Nguyễn Đức Khánh, Trương Phi Hùng. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Việt Nam. 09/12 2024;542(1)

4. Triệu Khánh Vinh, Hoàng Văn Sỹ. Các yếu tố tiên lượng tử vong hoặc tái nhập viện trong vòng 30 ngày sau xuất viện trên bệnh nhân suy tim. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;520(1B)

5. Zhang Y, Xiang, T, Wang, Y. et al. Explainable machine learning for predicting 30-day readmission in acute heart failure patients. iScience. Jul 19 2024;27(7):110281. doi:10.1016/ j.isci.2024.110281


6. Ide T. KH, Matsushima S., et al. Clinical Characteristics and Outcomes of Hospitalized Patients With Heart Failure From the Large-Scale Japanese Registry Of Acute Decompensated Heart Failure (JROADHF). Circulation journal: official journal of the Japanese Circulation Society. Aug 25 2021;85(9):1438-1450. doi:10.1253/circj.CJ-20-0947


7. Verdu-Rotellar J. M. V-RH, Abellana R., et al. Precipitating factors of heart failure decompensation, short-term morbidity and mortality in patients attended in primary care. Scandinavian journal of primary health care. Dec 2020; 38(4): 473-480. doi:10.1080/02813432. 2020.1844387


8. Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Hoàng Anh. Đặc điểm và kết cục ngắn hạn của người bệnh nhập viện vì suy tim mất bù cấp tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học Việt Nam. 09/30 2024; 542(3)

9. McCabe N, Butler J., Dunbar S. B., et al. Six-minute walk distance predicts 30-day readmission after acute heart failure hospitalization. Heart & lung: the journal of critical care. Jul-Aug 2017; 46(4):287-292. doi:10.1016/j.hrtlng.2017.04.001


10. Vader J. M. LSJ, Stevens S. R., et al. Timing and Causes of Readmission After Acute Heart Failure Hospitalization-Insights From the Heart Failure Network Trials. Journal of cardiac failure. Nov 2016;22(11):875-883. doi:10.1016/j.cardfail. 2016.04.014

