NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VIÊM MÔ TẾ BÀO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân có vết thương do viêm mô tế bào. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 78 bệnh nhân viêm mô tế bào vào điều trị nội trú tại trung tâm liền vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 7 năm 2024. Bệnh nhân được xác định một số đặc điểm nhân khẩu học, lối sống, bệnh lý nền, giai đoạn bệnh và đặc điểm tại chỗ vết thương trong 12h sau khi nhập viện. Kết quả: BN viêm mô tế bào gặp nhiều ở độ tuổi 41-60 tuổi (65,4%), là nam giới (69,2%), sống ở nông thôn (67,9%), là nông dân (44,9%). BN có bệnh lý nền (100%), nghiện rượu (19,2%), hút thuốc lá (32,1%), thừa cân (44,9%) và béo phì (10,2%). BN sốt ≥ 380 C (61,5%), tần số thở thở ≥ 22 nhịp/ phút (60,2%), nhịp tim > 90 nhịp/phút (57,7%). 73,1% số BN ở giai đoạn 2 của bệnh (phân loại của Eron-2018). 100% BN có tứ chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) tại chỗ vết thương. Vết thương thường gặp ở chi dưới (69,5%), tổn thương độ III (55,5%), tiết dịch nhiều (58,7%). Kết luận: Bệnh nhân viêm mô tế bào thường gặp tuổi trung niên, ở nam giới, bệnh nhân thường có bệnh lý nền, thừa cân, có hội chứng viêm, vết thương hay gặp ở chi dưới và tổn thương sâu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm mô tế bào, triệu chứng lâm sàng, vết thương
Tài liệu tham khảo

2. Bruun T, Oppegaard O, Kittang B.R et al (2016). Etiology of Cellulitis and Clinical Prediction of Streptococcal Disease: A Prospective Study. Open Forum Infect. Dis. 3, ofv181.

3. Tadhg S, Eoghan B (2018). Diagnosis and management of cellulitis. Clinical medicine. 18(2):160-163.

4. Shankar M, Ramesh B, Kumar D. R et al (2014). Wound healing and its importance-a review. Der Pharmacologia Sinica. 1(1): 24-30.

5. Aaron K.W, Mariana B.C, Karin J et al (2024). Characteristics and Antibiotic Treatment of Patients with Cellulitis in the Emergency Department. Antibiotics. 13, 1021. https://doi.org/10.3390/antibiotics13111021.


6. Figtree M, Konecny P, Jennings, Z. Goh, C et al (2010). Risk stratification and outcome of cellulitis admitted to hospital. J. Infect. 60: 431–439.

7. Quirke M, Ayoub F, McCabe A, Boland F et al (2017). A. Risk factors for nonpurulent leg cellulitis: A systematic review and meta-analysis. Br. J. Dermatol. 177: 382–394.

8. Levell N.J, Wingfield C.G, Garioch J.J (2011). Severe lower limb cellulitis is best diagnosed by dermatologists and managed with shared care between primary and secondary care. B J Dermatol. 164(6): 1326–8.

9. Mary E (2007). Understanding cellulitis of the lower limb. Wound Essentials. 2: 34-44.
