ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT ỐNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN

Thị Bích Ngọc Nguyễn 1,, Hoàng Nguyễn 2, Quang Trung Trương 2
1 Bệnh viện Thanh Nhàn
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu, bao gồm mô tả đặc điểm nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh phẫu thuật ống tiêu hóa tại Bệnh viện Thanh Nhàn và phân tích một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ người bệnh phẫu thuật ống tiêu hóa từ tháng 7/2020 đến tháng 12/2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát mô tả, tiến cứu trên những bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Thanh Nhàn, trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2020 đến hết tháng 12/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu này là 48,56 ± 22,45, 46,1% bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý kèm theo. Trong 228 ca mổ, có 136 bệnh nhân không đặt dẫn lưu sau mổ (59,6%), có 170 ca mổ nội soi chiếm 74,6%; có 58 ca mổ mở chiếm tỉ lệ 25,4%. Loại phẫu thuật sạch- nhiễm với số lượng bệnh nhân lớn nhất là 134 bệnh nhân (58,8%). Chỉ số nguy cơ nhiễm trùng vết mổ được sử dụng theo hệ thống NNIS: 41(18,0%) bệnh nhân có nguy cơ NKVM cao và rất cao. Tình trạng nhiễm trùng sau mổ có mối tương quan với một số yếu tố: tiền sử bệnh kèm theo; cách thức phẫu thuật; thời gian phẫu thuật; đặt dẫn lưu sau mổ. Vết mổ có phân loại sạch – nhiễm, nhiễm, bẩn có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao hơn vết mổ có phân loại sạch. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân NKVM không khác biệt theo tuổi, BMI, và cách thức phẫu thuật. Chỉ số nguy cơ NKVM và tỉ lệ NKVM đều có mối tương quan với tiền sử bệnh lý kèm theo, phân loại phẫu thuật, cách thức phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, tình trạng đặt dẫn lưu sau mổ, ngoài ra chỉ số nguy cơ NKVM còn có mối tương quan tuổi, phân loại ASA, hình thức phẫu thuật. Thời gian nằm điều trị sau mổ của nhóm bệnh nhân có nhiễm trùng vết mổ dài hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân không có nhiễm trùng vết mổ. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 1886/QĐ-BYT phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2016 - 2020”.
2. Bộ Y tế (2012), "Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ", Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ -BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
3. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng và Phạm Ngọc Trường (2012), "Tỷ lệ mới mắc và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện của Việt Nam, 2009 - 2010", Tạp chí Y học thực hành, 830(7), tr. 28-32.
4. Meyer E., Schwab F., Gastmeier P. và các cộng sự. (2006), "Surveillance of antimicrobial use and antimicrobial resistance in German intensive care units (SARI): a summary of the data from 2001 through 2004", Infection, 34(6), tr. 303-9.
5. World Health Organization (2009), Prevention of hospital acquired, A practical guide 2nd edition, Geneva, Switzerland.
6. Lê Minh Luân (2006), "Nghiên cứu sử dụng kháng sinh dự phòng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Việt Đức Hà Nội", Đề tài thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Việt Hùng và Nguyễn Quốc Anh (2010), "Nhận xét về tỷ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh và hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện tỉnh khu vực miền Bắc (2009 - 2010)", Y học lâm sàng, số 52 (tháng 5/2010), tr. 16 - 23.