KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Nguyễn Thị Thu Hiền1,2,, Nguyễn Thị Vân Hồng1,3, Nguyễn Hoài Nam1,2, Lỗ Thị Yến1, Khúc Thu Trang1, Nguyễn Trung Hà1, Trịnh Thị Hồng Nhung1,2, Đoàn Thị Ngọc Hà1, Trần Việt Thắng3, Lê Phú Tài1,2, Nguyễn Văn Hiếu1, Nguyễn Công Long1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu trước và sau điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, theo dõi dọc trên 38 người bệnh được chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu, từ 18 tuổi trở lên điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Công cụ: Bộ câu hỏi IBDQ-32 đánh giá CLCS qua bốn khía cạnh (triệu chứng ruột, sức khỏe toàn thân, chức năng xã hội, cảm xúc), thang điểm từ 32-224, CLCS được cải thiện khi tăng ≥16 điểm. Kết quả: Có 38 người bệnh VLĐTTCM nhập viện điều trị, bao gồm 16 nam và 22 nữ, tuổi trung bình là 47,1 ± 15,5 tuổi. Điểm trung bình IBDQ-32 tăng từ 120,63 ± 24,52 (nhập viện) lên 173,34 ± 20,74 (sau 8 tuần), tăng 52,78 ± 14,25 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Điểm chất lượng cuộc sống từng khía cạnh cũng tăng đáng kể: triệu chứng ruột (20,05 điểm), sức khỏe toàn thân (9,97 điểm), chức năng xã hội (8,02 điểm), cảm xúc (14,81 điểm), p<0,001. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu có cải thiện ở thời điểm 8 tuần so với trước điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Molodecky N, Soon I, Rabi D. Increasing incidence and prevalence of the inflammatory bowel diseases with time, based on systematic review. Gastroenterology. 2012;142(46-54).
2. Chen X-L, Zhong L-h, Wen Y, et al. Inflammatory bowel disease-specific health-related quality of life instruments: a systematic review of measurement properties. Health and quality of life outcomes. 2017;15:1-13.
3. Kalantar-Zadeh K, Kopple JD, Block G, Humphreys MH. Association among SF36 quality of life measures and nutrition, hospitalization, and mortality in hemodialysis. Journal of the american society of nephrology. 2001;12(12):2797-2806.
4. Irvine EJ, Feagan B, Rochon J. 5. Quality of Life: A valid and Reliable measure of Therapeutic Efficacy in the Treatment of Inflammatory Bowel Disease. Gastroenterology 1994;106:287 - 296.
5. Eaden J, Abrams K, Mayberry J. The Crohn's and colitis Knowledge score: a test for measuring patient knowledge in inflammatory bowel disease. Am J Gastroenterol. 1999;94(3560-6).
6. Duley-Brown S. Prevention of psychological distress in person with inflammatory bowel disease. Issues Ment Health Nurs 2002;23:403-422.
7. Cohen S, Kamarch T, Mermelstein R. A global measure of perceived stress. J Health Soc Behav. 1983;24(385-96).
8. cohen S, Williamson G. Perceived stress in a probability sample of the United States. The social psychology of health. Newbury Park. 1988.
9. Moradkhani A, Beckman LJ, Tabibian JH. 14. Health-related quality of life in inflammatory bowel disease: Psychosocial, clinical, socioeconomic, and demographic predictors. Journal of Crohn's and Colitis. 2013;7:467-473.
10. Karwowski C, Keljo D, Szigethy E. Strategies to Improve quality of life in adolescent with inflammatory bowel disease. Inflamm Bowel Dis. 2009;15:1755-1764.