ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP KHÔNG BIẾN CHỨNG BẰNG KHÁNG SINH SO VỚI PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT RUỘT THỪA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị viêm ruột thừa cấp không biến chứng bằng kháng sinh có thể là lựa chọn thay thế phẫu thuật với hiệu quả tương đương. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp không biến chứng bằng kháng sinh so với phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu nhãn mở, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, thiết kế không kém hơn, thực hiện trên 311 bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 05/2022 đến 02/2025. Trong đó, 151 bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, 160 bệnh nhân phẫu thuật nội soi. Kết quả: Tỷ lệ viêm phúc mạc sau 30 ngày không khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm (1,99% ở nhóm kháng sinh và 1,88% ở nhóm phẫu thuật; chênh lệch 0,11%; 95% CI: -3,17 đến 2,95). Thời gian nghỉ ốm nhóm kháng sinh ngắn hơn (4,52 ± 1,13 ngày so với 6,57 ± 1,09 ngày; p < 0,001). Tỷ lệ biến chứng chung cao hơn ở nhóm kháng sinh (7,5% so với 3,31%; p = 0,134), nhưng tỷ lệ thành công trong 1 năm lại cao hơn (93,13% so với 83,44%; p = 0,018). Tỷ lệ tái phát tại thời điểm 1 năm ở nhóm kháng sinh là 17,21%. Không ghi nhận ca tử vong nào trong thời gian theo dõi. Kết luận: Điều trị viêm ruột thừa cấp không biến chứng bằng kháng sinh có thể thành công với tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp và thời gian phục hồi ngắn hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận tính không kém hơn so với phẫu thuật trong thời gian theo dõi 1 năm
Chi tiết bài viết
Từ khóa
điều trị bảo tồng, phẫu thuật cắt ruột thừa, kháng sinh
Tài liệu tham khảo

2. Phan Minh Trí, Đỗ Đình Công (2021), "Viêm ruột thừa cấp", Bệnh học Ngoại khoa Tiêu hóa, pp. 8-32.

3. Flum D R, Davidson G H, Monsell S E, et al (2020), "A Randomized Trial Comparing Antibiotics with Appendectomy for Appendicitis", N Engl J Med, 383(20), pp. 1907-1919.

4. Ilves I, Fagerström A, Herzig K H, et al (2014), "Seasonal variations of acute appendicitis and nonspecific abdominal pain in Finland", World J Gastroenterol, 20(14), pp. 4037-4042.

5. Khan J, Kashif M, Ramzan, et al (2020), "Comparison of Outcomes Between Antibiotics Treatments Versus Appendectomy Patients With Uncomplicated Acute Appendicitis.", C Med Forum, 31(5), pp. 78-81.

6. Moon H M, Park B S, Moon D J (2011), "Diagnostic Value of C-reactive Protein in Complicated Appendicitis", J Korean Soc Coloproctol, 27(3), pp. 122-126.

7. O'Leary D P, Walsh S M, Bolger J, et al (2021), "A Randomized Clinical Trial Evaluating the Efficacy and Quality of Life of Antibiotic-only Treatment of Acute Uncomplicated Appendicitis: Results of the COMMA Trial", Ann Surg, 274(2), pp. 240-247.

8. Paajanen H, Grönroos J M, Rautio T, et al (2013), "A prospective randomized controlled multicenter trial comparing antibiotic therapy with appendectomy in the treatment of uncomplicated acute appendicitis (APPAC trial)", BMC Surg, 13(pp. 3.

9. Salminen P, Paajanen H, Rautio T, et al (2015), "Antibiotic Therapy vs Appendectomy for Treatment of Uncomplicated Acute Appendicitis: The APPAC Randomized Clinical Trial", Jama, 313(23), pp. 2340-2348.

10. Salminen P, Tuominen R, Paajanen H, et al (2018), "Five-Year Follow-up of Antibiotic Therapy for Uncomplicated Acute Appendicitis in the APPAC Randomized Clinical Trial", Jama, 320(12), pp. 1259-1265.

11. Sippola S, Grönroos J, Tuominen R, et al (2017), "Economic evaluation of antibiotic therapy versus appendicectomy for the treatment of uncomplicated acute appendicitis from the APPAC randomized clinical trial", Br J Surg, 104(10), pp. 1355-1361.
