ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT ĐẶT MẢNH GHÉP NGẢ ÂM ĐẠO ĐIỀU TRỊ SA TẠNG CHẬU TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Võ Thị Ánh Trinh1,, Trần Khánh Nga1, Nguyễn Văn Hiên1, Nguyễn Trung Hiếu1, Nguyễn Lê Gia Kiệt1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sa tạng chậu là sự sa xuống của các cơ quan vùng chậu thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Điều trị sa tạng chậu bằng đặt mảnh ghép ngả âm đạo giúp cải thiện mức độ sa của các cơ quan và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đáng kể. Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có sa tạng chậu được điều trị bằng đặt mảnh ghép ngả âm đạo. (2) Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật đặt mảnh ghép ngả âm đạo điều trị sa tạng chậu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu ở 32 trường hợp sa tạng chậu theo hệ thống Pelvic Organ Prolapse-Quantification (POP-Q) được phẫu thuật đặt mảnh ghép ngã âm đạo tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024. Đánh giá kết quả sớm sau điều trị về cải thiện độ sa tạng chậu theo phân độ POP-Q và chất lượng cuộc sống theo 1 thang điểm Pelvic Floor Distress Impact-20 (PFDI-20) và Pelvic Floor Impact Questionnaire-7 (PFIQ-7) sau mổ 4 tuần và 3 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình là 67,3 tuổi, 75% có BMI 18,5-23, 96,9% đến khám vì triệu chứng khối sa lồi ra ngoài âm đạo, 75% sa tạng chậu độ III. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 96,9%. Chất lượng cuộc sống cải thiện theo điểm PFDI-20 từ 125,6 xuống còn 65,1 và điểm PFIQ-7 từ 140,5 xuống còn 70,3. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy cả hiệu quả điều trị cao và tỷ lệ biến chứng thấp của việc sử dụng mảnh ghép qua ngả âm đạo trong điều trị sa tạng chậu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wu JM, Matthews CA, Conover MM, Pate V, Jonsson Funk M. Lifetime risk of stress urinary incontinence or pelvic organ prolapse surgery. Obstetrics and gynecology. Jun 2014;123(6): 1201-1206. Doi: 10.1097/aog. 0000000000000286.
2. Wattiez A, Canis M, Mage G, Pouly JL, Bruhat MA. Promontofixation for the treatment of prolapse. The Urologic clinics of North America. Feb 2001;28(1):151-157. Doi: 10.1016/s0094-0143(01)80017-3.
3. Nguyễn Văn Ân, Phạm Huy Vũ, Đoàn Vương Kiệt, Lê Trương Tuấn Đạt. Hiệu quả và tình an toàn của phẫu thuật đặt mesh bốn nhánh trong điều trị sa bàng quang ở phụ nữ tại Bệnh viện ĐHYD TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;528(6):3-9.
4. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phan Thị Nga, Văn Phụng Thống và cộng sự. Nhận xét bước đầu sử dụng mảnh ghép tổng hợp trong điều trị ngoại khoa bệnh lý sa tạng chậu nữ tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Phụ Sản. 2012;10(2):228-236.
5. Trần Thụy Khánh Vân, Trần Khánh Nga, Trần Quang Hiền, Lưu Thị Thanh Đào. Nghiên cứu hiệu quả điều trị sa tạng chậu nữ bằng phẫu thuật đặt mảnh ghép đường âm đạo tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021;42(8):47-54.
6. Dương Đăng Hiếu, Đỗ Vũ Phương, Phạm Hữu Đoàn. Kết quả ngắn hạn phẫu thuật điều trị sa bàng quang bằng mảnh ghép tổng hợp qua ngả âm đạo. Tạp Chí Y Học Lâm Sàng. 2022;81(3):63-69. Doi: 10.38103/jcmhch.81.10.
7. Barber MD, Walters MD, Bump RC. Short forms of two condition-specific quality-of-life questionnaires for women with pelvic floor disorders (PFDI-20 and PFIQ-7). American journal of obstetrics and gynecology. Jul 2005; 193(1):103-113. Doi: 10.1016/j.ajog.2004.12.025.