NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM PAASH VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN TỚI KẾT CỤC CHỨC NĂNG THẦN KINH XẤU Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO

Mạnh Hùng Ngô 1,, Đức Đông Nguyễn 1, Hồng Nhân Lê 1
1 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa thang điểm PAASH và kết cục chức năng thần kinh (theo thang điểm Rankin sửa đổi và một số yếu tố liên quan tới kết cục chức năng thần kinh bất lợi) tại thời điểm 1 tháng ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 71 bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 8 năm 2019 tới tháng 8 năm 2020. Kết quả: PAASHscore có mối liên quan đồng biến với mRS=4-6 tại thời điểm 1 tháng với OR=4,423 (CI 95%: 2,378-4,927) có ý nghĩa thống kê với p<0,001, OR tăng dần từ 2,24 đến 52,0 ở mức độ nặng theo PAASH từ mức II đến IV với p<0,005; AUROC= 0,829 giữa PAASHscore với mRS=4-6, điểm cut-off PAASHscore = 2,5 có độ nhạy 72,9% và độ đặc hiệu 86,6%; WFNSscore có mối liên quan đồng biến với mRS=4-6 tại thời điểm 1 tháng với OR=2,47 (CI 95%: 1,899-3,231) có ý nghĩa thống kê với p<0,001, ở độ IV và V theo WFNSscore cho OR=12,256 và 71,0 (p<0,001); AUROC=0,821 giữa WFNSscore và mRS=4-6, điểm cut-off WFNSscore = 3,5 có độ nhạy 78% và độ đặc hiệu 79,5%. Kết luận: thang điểm PAASH có giá trị tốt trong việc dự đoán kết cục chức năng tại thời điểm 1 tháng sau khởi phát của bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não và có giá trị tương đương với thang điểm WFNS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. (1988). Report of World Federation of Neurological Surgeons Committee on a Universal Subarachnoid Hemorrhage Grading Scale. J Neurosurg, 68(6).
2. Surgical Risk as Related to Time of Intervention in the Repair of Intracranial Aneurysms in: Journal of Neurosurgery Volume 28 Issue 1 (1968). , accessed: 23/12/2020.
3. van Heuven A.W., Dorhout Mees S.M., Algra A. và cộng sự. (2008). Validation of a prognostic subarachnoid hemorrhage grading scale derived directly from the Glasgow Coma Scale. Stroke, 39(4), 1347–1348.
4. Helbok R., Kurtz P., Vibbert M. và cộng sự. (2013). Early neurological deterioration after subarachnoid haemorrhage: risk factors and impact on outcome. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 84(3), 266–270.