CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ THÓI QUEN SINH HOẠT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Đức Sĩ Trần 1, Thanh Hiệp Nguyễn 1,
1 Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ cũng như lối sống, hành vi học tập, sinh hoạt của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh. Dân số nghiên cứu là các sinh viên hệ bác sĩ đa khoa chính quy, tập trung ở tất cả các lớp từ năm 1 đến năm 6. Những người tham gia đã hoàn thành một cuộc khảo sát ẩn danh dựa trên web bao gồm bảng câu hỏi về giấc ngủ và về hành vi học tập, sinh hoạt của họ. Để đo chất lượng giấc ngủ, chúng tôi đã sử dụng Bảng câu hỏi chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). Kết quả: Trong tổng số 4677 sinh viên Y khoa tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, có 874 người tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi. Hơn một nửa số người tham gia có chất lượng giấc ngủ kém theo thang đo PSQI. Nhiều sinh viên đi ngủ muộn hơn nửa đêm và dành nhiều thời gian cho điện thoại thông minh. Kết luận: Nghiên cứu này tiết lộ rằng trong thời gian này, sinh viên của chúng tôi dành thời gian sử dụng điện thoại thông minh nhưng ít tham gia vào các hoạt động thể chất.Họ đi ngủ và thức dậy muộn nhưng chất lượng giấc ngủ kém.Những phát hiện này có thể quan trọng để đưa ra các khuyến nghị, bao gồm cả việc điều chỉnh lối sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phùng Khánh Lâm, Nguyễn Xuân Bích Huyên, Trần Thị Xuân Lan. Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2014; 6 (S18) : 664 - 668.
2. Altena E, Baglioni C, Espie C, et al. Dealing with Sleep Problems During Home Confinement Due to the Covid-19 Outbreak: Practical Recommendations from A Task Force of the European CBT-I Academy. J. Sleep Res. 2020 Aug; 29(4): e13052. doi: 10.1111/jsr.13052.
3. Daniel J.Buysse, Charles F.ReynoldsIII, Timothy H.Monk, Susan R.Berman, David J.Kupfer. The Pittsburgh sleep quality index: A new instrument for psychiatric practice and research, Psychiatry Research. 1989; 28(2): 193-213.
4. Grimaldi-Puyana, Moisés; Fernández-Batanero, José M.; Fennell, Curtis; Sañudo, Borja. 2020. Associations of Objectively-Assessed Smartphone Use with Physical Activity, Sedentary Behavior, Mood, and Sleep Quality in Young Adults: A Cross-Sectional Study Int. J. Environ. Res. Public Health 17(10): 3499. https://doi.org/ 10.3390/ ijerph17103499
5. Hindmarch I, Rigney U, Stanley N, Quinlan P, Rycroft J, Lane J. A naturalistic investigation of the effects of day-long consumption of tea, coffee and water on alertness, sleep onset and sleep quality. Psychopharmacology (Berl). 2000 Apr; 149(3): 203-16. doi:10.1007/s002130000383. PMID: 10823400.
6. Ranjbar K, Hosseinpour H, Shahriarirad R, et al. Students' attitude and sleep pattern during school closure following COVID-19 pandemic quarantine: a web-based survey in south of Iran. Environ Health Prev Med. 2021 Mar 10; 26(1):33. doi: 10.1186/ s12199-021-00950-4.
7. Romero-Blanco C, Rodríguez-Almagro J, Onieva-Zafra MD, et al. Sleep Pattern Changes in Nursing Students during the COVID-19 Lockdown. Int J Environ Res Public Health. 2020 Jul 20; 17(14): 5222. doi: 10.3390
8. Sañudo B, Fennell C, Sánchez-Oliver AJ, et al. Objectively Assessed Physical Activity, Sedentary Behavior, Smartphone Use, and Sleep Patterns Pre- and during COVID-19 Quarantine in Young Adults from Spain. Sustainability. 2020; 12(15): 5890. https://doi.org/ 10.3390/su12155890.