KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CỦA WARFARIN VÀ RIVAROXABAN TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT

Mỹ Hạnh Bùi 1,2,, Văn Tú Lê 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch của warfarin và rivaroxaban trong và sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 10870 người bệnh phẫu thuật >18 tuổi từ 1/1/2017 đến 31/9/2018 được điều trị chống đông bằng warfarin hoặc rivaroxaban. Trong đó 4191 NB dự phòng bằng warfarin và 6679 NB dự phòng bằng rivaroxaban. Kết quả nghiên cứu: Trong đợt nằm viện sau phẫu thuật có 37/6679 (0,6%) NB điều trị rivaroxaban và 52/4191 (1,2%) NB điều trị warfarin xuất hiện HKTM (bao gồm cả tắc mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch chi dưới). Đồng thời sau ra viện 90 ngày có 36/6679 (0,5%) NB dự phòng với rivaroxaban xuất hiện HKTM ít hơn 51/4191 (1,2%) NB bệnh dự phòng với warfarin. Tỷ lệ có biến chứng xuất huyết ở nhóm dự phòng với warfarin nhiều hơn so với nhóm dự phòng với rivaroxaban (7,3% và 4,2%) có ý nghĩa thống kê(p<0,05). Trong số biến chứng xuất huyết xuất hiện phần lớn là nhồi máu não (3,7% trong nhóm dự phòng với rivaroxaban và 5,9% trong nhóm dự phòng với warfarin) ngoài ra có xuất huyết tiêu hóa và một số xuất huyết khác. Kết luận: Rivaroxaban làm giảm tỷ lệ tái phát HKTM và không làm tăng nguy cơ xuất huyết ở BN sau phẫu thuật so với warfarin, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fassiadis N (2011), "Rivaroxaban: direct factor Xa inhibition to treat acute deep vein thrombosis", Br J Hosp Med, 72, 486.
2. Bui My Hanh, Hung Duong Duc, Nguyen Hoang Hiep Vinh Pham Quang và các cộng sự. (2019), "Frequency and risk factor of lower-limb Deep Vein Thrombosis After major orthopedic surgery in Viet Nam patients. ", Open Access Macedonian Journal of Medical Sciences, 7(24), 125-129.
3. Bộ Y tế (2015), công văn 9324/BYT-BH V/v trích xuất đầu ra dữ liệu yêu cầu thanh toán BHYT.
4. Thomas L. Ortel, Ignacio Neumann và Walter Ageno (2020), "American Society of Hematology 2020 guidelines for management of venous thromboembolism: treatment of deep vein thrombosis and pulmonary embolism", Blood Adv, 4, 4693-4738.
5. Yue Zou, Shaoqi Tian và Yuanhe Wang et al (2014), "Administering aspirin, rivaroxaban and low-molecular-weight heparin to prevent deep venous thrombosis after total knee arthroplasty ", Blood Coagul Fibrinolysis, 25(7), 660-4.
6. Kucher N, Aujesky D và Beer JH et al (2016), "Rivaroxaban for the treatment of venous thromboembolism. The SWIss Venous ThromboEmbolism Registry (SWIVTER).", Thromb Haemost, 116(3), 472-9.
7. Sean T Duggan (2012), "Rivaroxaban: a review of its use for the prophylaxis of venous thromboembolism after total hip or knee replacement surgery", Am J Cardiovasc Drugs, 12(1), 57-72.
8. Craig I C, Alexander G G và Thomas J B (2018), "Effectiveness and Safety of Rivaroxaban Versus Warfarin in Frail Patients with Venous Thromboembolism", Am J Med, 131(8), 933-938.