ĐÁNH GIÁ SHUNT GAN-PHỔI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TRƯỚC XẠ TRỊ TRONG CHỌN LỌC BẰNG HẠT VI CẦU PHÓNG XẠ 90Y

Duy Anh Nguyễn 1,, Văn Thái Phạm 1, Hải Bình Trần 1, Hà Châu Trịnh 1, Văn Khảng Lê 1
1 TT Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan tới giá trị shunt gan-phổi khi ghi hình bằng 99mTc-MAA ở các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) trước xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng  xạ 90Y. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTBG và điều trị tại trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai từ năm 2019 đến 2021. Các bệnh nhân được ghi hình bằng máy SPECT với 99mTc-macroaggregted albumin (MAA) trước khi điều trị phương pháp xạ trị trong chọn lọc (Selective Internal Radiotherapy – SIRT) bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y. Giá trị shunt gan-phổi được tính toán và đánh giá mức độ liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng. Ngoài ra, theo dõi các bệnh nhân theo thời gian để kiểm tra có hay không mối tương quan giữa giá trị shunt gan-phổi với đáp ứng điều trị bằng SIRT. Kết quả: Giá trị shunt gan-phổi trung bình 5,3±3,7%, nhỏ nhất 1,2%, lớn nhất 19% (sau đó không điều trị bằng SIRT). Khi ghi hình bằng máy SPECT có 03 bệnh nhân có sự tập trung 99mTc-MAA ngoài gan (vị trí túi mật và dạ dày). Khảo sát cho thấy rằng có thể có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm giới của bệnh nhân, mức độ xơ gan, kích thước khối u, mức độ tăng sinh mạch của khối u với giá trị shunt gan-phổi. Ban đầu thấy rằng giá trị shunt gan-phổi không phải là một yếu tố tiên lượng sự đáp ứng với điều trị SIRT của bệnh nhân UTBMTBG, nhưng có thể thấy rằng giá trị shunt liên quan có ý nghĩa thống kê tới nguy cơ di căn phổi của khối u gan ác tính. Kết luận: Ghi hình với 99mTc-MAA tính shunt gan-phổi trước điều trị SIRT là cần thiết vì nó giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến xảy ra do xạ trị, tăng cường tính an toàn và hiệu quả điều trị. Giá trị shunt gan-phổi hứa hẹn còn mang lại nhiều thông tin hữu ích không chỉ cho riêng SIRT mà kể cả các bệnh nhân điều trị phương án khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Andreas HM, Carlo S, Geert M, et al (2013). Standards of Practice in Transarterial Radioembolization. CardioVascular and Interventional Radiology volume 36, pages613–622.
2. Dainel TM (2018). Spectrum of findings in 99mTc-MAA SPECT/CT and their significance in treatment planning for Yttrium 90-microsphere radioembolization for hepatocellular carcinoma. Nucl Med Biomed Imaging, Volume 3(1): 1-4.
3. Lewandowski RJ, Kulik LM, et al (2009). A Comparative Analysis of Transarterial Downstaging for Hepatocellular Carcinoma: Chemoembolization Versus Radioembolization. American Journal of Transplantation, Vol. 9: 1920-1928.
4. Joseph RK, Ahmed G, Ryan H, et al (2017). Indicators of Lung Shunt Fraction Determined by Technetium-99 m Macroaggregated Albumin in Patients with Hepatocellular Carcinoma. CardioVascular and Interventional Radiology, Vol. 40: 1213-1222.
5. Ron CG, Sean PZ, et al (2014). Characteristics of primary and secondary hepatic malignancies associated with hepatopulmonary shunting. Radiology, Vol. 271(2):602-612.
6. Rania R, Mohammed SH (2014). The relationship between the percentage of lung shunting on Tc-99m macroaggregated albumin (Tc-99m MAA) scan and the grade of hepatocellular carcinoma vascularity. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, Vol. 45: 333-342.
7. Tyler S, Daneil D, et al (2016). Elevated Lung Shunt Fraction as a Prognostic Indicator for Disease Progression and Metastasis in Hepatocellular Carcinoma. J Vasc Interv Radiol, Vol. 27(6):804-11.
8. Minzhi X, Steven L, et al (2016). 90Y Radioembolization Lung Shunt Fraction in Primary and Metastatic Liver Cancer as a Biomarker for Survival. Clin Nucl Med, Vol. 41(1):21-7.