ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH HỆ THỐNG XƯƠNG CON VÀ TẠO HÌNH MÀNG NHĨ BẰNG SỤN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM TAI DÍNH

Đắc Chung Trịnh 1,, Thị Tố Uyên Nguyễn 2
1 Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sử dụng phương pháp mô tả từng trường hợp có can thiệp nhằm đánh giá kết quả sau tạo hình hệ thống xương con và phục hồi màng nhĩ bằng sụn. Kết quả: Tuổi thường gặp 40,06  ± 11.06 tuổi. Nữ nhiều hơn nam. Triệu chứng cơ năng thường gặp ù tai, nghe kém. Nội soi tai 50% viêm tai dính toàn bộ, 50% viêm tai dính khu trú. Thính lực trước phẫu thuật ngưỡng nghe đường xương là 15,78 ± 12,50 dB, PTA trung bình trước phẫu thuật là 43,36±17,45 dB, chỉ số ABG trước phẫu thuật là 27,65±13,71 dB. Chụp cắt lớp vi tính chuỗi xương con liên tục ở 10/16 BN chiếm 62,5%, chuỗi xương con bị gián đoạn ở 6/16 BN chiếm 37,5%. Tổn thương xương con trong viêm tai dính: 100% tổn thương xương đe, 31,25% tổn thương cả hỗn hợp búa đe, không có trường hợp nào tổn thương cả 3 xương con. Phục hồi màng nhĩ bằng sụn và màng sụn trong 81,25%, kết hợp sụn và cân cơ thái dương trong 18,75% trường hợp. Thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 9,6 ± 7,2 tháng. Sau mổ 75% cải thiện tình trạng ù tai và nghe kém. Ngưỡng nghe đường khí trung bình sau phẫu thuật là 33,59 ± 14,90 dB, chỉ số ABG sau phẫu thuật là 23,98 ± 14,3 dB. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình hệ thống xương con và phục hồi màng nhĩ bằng sụn là phương pháp căn bản điều trị viêm tai dính và tái tạo chức năng nghe.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Trung Dũng (2007), “Đánh giá kết quả điều trị xẹp nhĩ”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
2. Khiếu Hữu Thanh (2012), “Nghiên cứu chức năng tai giữa trong các giai đoạn của xẹp nhĩ qua thính lực và nhĩ lượng”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Cao Minh Thành (2012), “Viêm tai dính: phân loại và xử trí”, Tổng hội Y học Việt Nam, Volume (57-8), 81-87.
4. Nguyễn Lệ Thủy (2015), “Hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi tại bệnh viện trường đại học Y Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học và công nghệ, 134(04), 163-168.
5. Keiichi Ichimura, Kotaro Ishikawa, Ken-ichi Nakamura, Chizu Saito (2009), “Cartilage palisade tympanoplasty for adhesive otitis media”, Nihon Jibiinkoka Gakkai Kaiho, 112(6): 474-9.
6. Aisha Larem, Hassan Haidar (2016), “Tympanoplasty in adhesive otitis media: A descriptive study”, Epub, 126(12), 2804-2810.
7. Wenquan Li, Qiang Du, Wuqing Wang (2019), “Treatment of adhesive otitis media by tympanoplasty combined with fascia grafting catheterization”, Epub, 276(10), 2721-2727.
8. Yu-mei Shen, Wen-qing Sun, Hong Shen, Yong-he Li (2010), “Tragus cartilage tympanoplasty for treatment of adhesive otitis media”, Journal of Southern Medical University, 30(6): 1382-4.