NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG VÀ NHẬP VIỆN CỦA NGHIỆM PHÁP ĐI BỘ 6 PHÚT Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SỐ TỐNG MÁU GIẢM

Thành Chung Chăng1,, Thị Thu Hoài Nguyễn 2
1 Trường Cao Đẳng Y Tế Lạng Sơn
2 Viện Tim Mạch Việt Nam, Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:Tìm hiểu giá trị tiên lượngtử vong và nhập viện của nghiệm pháp đi bộ 6 phút với một số yếu tố tiên lượng khác ở bệnh nhân ngoại trú suy tim có phân số tống máu thất trái giảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân suy tim mạn tính nhập viện đượcđược hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng và làm bệnh án theo mẫu, làm xét nghiệm sinh hoá, siêu âm tim. Tất cả các bệnh nhân đều được làm nghiệm pháp đi bộ 6 phút (NPĐB6P), đo khoảng cách đi bộ 6 phút (KCĐB6P) và được theo dõi tình trạng tử vong và tái nhập viện trong thời gian 6 tháng sau khi xuất viện.Chúng tôi dùng mô hình hồi quy COX để tìm hiểu tương quan giữa nghiệm pháp đi bộ 6 phút và 1 số yếu tố tiên lượng khác trong suy tim với biến cố gộp tử vong và tái nhập viện. Kết quả: Trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2021 có 104 bệnh nhân suy tim mạn tính có độ tuổi trung bình 65,87 ± 14,77, nam giới 67,3%, nữ giới 32,7% được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong và tái nhập viện sau khi ra viện trong vòng 6 tháng là 53,8%. KCĐB6P với điểm cắt tối ưu tìm đượclà 290m thì độ nhạy là 71,4%, độ đặc hiệu là 75%, diện tích dưới đường cong (AUC) ROC tương ứng là 0.7321 với p<0,05. Nghiên cứu đã cho thấybên cạnh các yếu tố tiên lượng kinh điển (tăng nồng độ NT- proBNP và giảm EF), thì NPĐB6P với KCĐB6P < 290m cũng là một yếu tố tiên lượng độc lập cho nguy cơ xảy ra biến cố gộp (tử vong và tái nhập viện) ởcác bệnh nhân suy tim phân số tống máu thất trái giảm khi theo dõi trong vòng 6 tháng. Kết luận: Nghiệm pháp đi bộ 6 phút là một trong những thăm dò đơn giản, dễ thực hiện để đánh giá mức độ nặng của suy tim phân số tống thất trái giảm có thể khuyến nghị sử dụng trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bui, A. L., Horwich, T. B. & Fonarow, G. C(2011).“Epidemiology and risk profile of heart failure”. Nat. Rev. Cardiol. 8, 30–41 (2011).
2. Shah KS, Xu H, Matsouaka RA, et al (2017). “Heart failure with preserved, borderline, and reduced ejection fraction: 5-year outcomes”.J Am Coll Cardiol. 2017; 70(20):2476-2486.
3. Reyes, E.B., et al (2016).“Heart failure across Asia: Same healthcare burden but differences in organization of care”. International Journal of Cardiology, 2016. 223: p. 163-167.
4. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD, et al (2016).“ 2016ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)”. Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Eur Heart J. 2016 Jul 14
5. Uszko-Lencer NHMK, Mesquita R, Janssen E, et al (2017). “Reliability, construct validity and determinants of 6-minute walk test performance in patients with chronic heart failure”. International Journal of Cardiology. 2017;240:285-290.
6. Forman DE, Fleg JL, Kitzman DW, et al (2012). “6-Min Walk Test Provides Prognostic Utility Comparable to Cardiopulmonary Exercise Testing in Ambulatory Outpatients With Systolic Heart Failure”. Journal of the American College of Cardiology. 2012;60(25):2653-2661.
7. Guazzi M, Dickstein K, Vicenzi M, Arena R (2009). “Six-minute walk test and cardiopulmonary exercise testing in patients with chronic heart failure: a comparative analysis on clinical and prognostic insights”. Circ Heart Fail. 2009;2(6):549-555.
8. Arslan S, Erol MK, Gundogdu F, et al (2007). “Prognostic value of 6-minute walk test in stable outpatients with heart failure”.Tex Heart Inst J. 2007;34(2):166-169. 53.