NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI NHÓM I THEO PHÂN LOẠI CỦA ROBSON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG

Văn Tâm Vũ 1,, Vũ Dũng Lưu 1
1 Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai trên thế giới đang có xu hướng gia tăng và đang dần trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Mục tiêu: Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai nhóm 1 theo phân loại của Robson (con so, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 3457 thai phụ đến nhập viện và sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Kết quả: Tỉ lệ mổ lấy thai của nhóm 1 là 36,65%, góp phần vào tỉ lệ mổ lấy thai chung là 10,67%. Nhóm nguyên nhân chuyển dạ ngưng tiến triển và mổ lấy thai do thai và phần phụ chiếm tỉ lệ cao nhất là 34,15% và 37,4%%, góp phần vào tỉ lệ mổ lấy thai chung lần lượt là 12,51% và 13,7%. Các nguyên nhân bất thường về phía mẹ, bất cân xứng đầu chậu hay cơn co cường tính chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt là 6,78%; 7,59% và 14,09%. Kết luận: Tỉ lệ mổ lấy thai của nhóm 1 là 36,65%, góp phần vào tỉ lệ mổ lấy thai chung là 10,67%. Cần có can thiệp sâu hơn vào nhóm 1 để làm giảm tỉ lệ mổ lấy thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Betrans A,P., Torloni M.R., Zang J. et al (2016), “WHO statement on caesarean section rates”, BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology, 123 (5), pp.667-670.
2. Nguyễn Thảo Quyên (2016), “Mổ lấy thai chủ động”, Nội san y học sinh sản, 38, pp.19.
3. Gholitabar M., Ullman R., James D., et al (2011), “Caesarean section: summary of update NICE guidance”, BMJ, 343, pp.d 7108.
4. Lê Quang Thanh (2016), “Chiến lược giảm tỉ lệ mổ lấy thai”, Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 16, pp.33-49.
5. Vương Tiến Hòa (2004), “Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2002”, Tạp chí nghiên cứu y học, 21 (5), pp.79-84.
6. Robson M., Hartigan L., Murphy M., (2013), “Methods of achieving and maintaining an appropriate caesarean section rate”, Best practice & research Clinical Obstetrics & Gynaecology, 27 (2), pp.297-308.
7. Đỗ Quang Mai (2007), “Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai ở sản phụ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 1996-2017”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Phạm Bá Nha (2008), “Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai tại Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai năm 2008”, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Schantz C., Ravit M., Traore A., et al (2018), “Why are caesarean section rates so high in facilities in Mali and Benin?”, Sex Reprod Health, 16, pp.10-14.