VAI TRÒ CỦA FIBRINMONOMER HÒA TAN TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÔNG MÁU NỘI QUẢN RẢI RÁC Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI TRUNG TÂM CẤP CỨU A9 BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Minh Phương Nguyễn1,, Ngọc Sơn Đỗ 2, Thị Kiều My Trần 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả sơ bộ tình trạng đông máu nội quản rải rác trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đánh giá vai trò của fibrinmonomer hòa tan trong chẩn đoán đông máu nội quản rải rác trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thu thập được tại trung tâm cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ  tháng 6 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 61 bệnh nhân được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện,đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ, nghiên cứu sử dụng thang điểm chẩn đoán đông máu nội quản rải rác(DIC) của ISTH 2001, tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo Sepsis-3. Kết quả: 61 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được lấy vào nghiên cứu có độ tuổi trung bình 59.95 ± 12.23, nam giới chiếm 73.8%. Nguyên nhân hàng đầu là từ hô hấp đến ổ bụng, tiết niệu. Có 34 bệnh nhân được chẩn đoán DIC toàn thể chiếm 55.8%. Fibrinmonomer có vai trò trong chẩn đoán DIC với diện tích dưới đường cong ROC, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương tính cao hơn  D-Dimer.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Opal S.M., Laterre P.-F., Francois B. và cộng sự. (2013). Effect of eritoran, an antagonist of MD2-TLR4, on mortality in patients with severe sepsis: the ACCESS randomized trial. Jama, 309(11), 1154–1162.
2. Park K.-J., Kwon E.-H., Kim H.-J. và cộng sự. (2011). Evaluation of the diagnostic performance of fibrin monomer in disseminated intravascular coagulation. Korean J Lab Med, 31(3), 143–147.
3. Nguyễn T.T. (2021). \DJặc \djiểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan \djến kết quả \djiều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên/Nguyễn Thanh Thủy. .
4. Gando S., Shiraishi A., Yamakawa K. và cộng sự. (2019). Role of disseminated intravascular coagulation in severe sepsis. Thromb Res, 178, 182–188.
5. Quân N.H. nghiên cứu hiệu quả huyết động với sự hỗ trợ của phƣơng pháp picco trong xử trí sốc nhiễm khuẩn. 174.
6. Nguyễn Xuân N. (2009). Đánh giá hiệu quả của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn. .
7. Singh N., Pati H.P., Tyagi S. và cộng sự. (2017). Evaluation of the diagnostic performance of fibrin monomer in comparison to d-dimer in patients with overt and nonovert disseminated intravascular coagulation. Clin Appl Thromb, 23(5), 460–465.
8. Refaai M.A., Riley P., Mardovina T. và cộng sự. (2018). The clinical significance of fibrin monomers. Thromb Haemost, 118(11), 1856–1866.