NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG THANG ĐIỂM SYNTAX II Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Phước Trung Lê 1, Hữu Nghị Đỗ 2, Đức Hùng Trần 3,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
3 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nồng độ NT-proBNP huyết thanh và mối liên quan với mức độ tổn thương động mạch vành bằng thang điểm SYNTAX II ở bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 69 BN được chẩn đoán xác định NMCT cấp được chụp động mạch vành (ĐMV) qua da tại Trung Tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,8 ± 11,2. Nam giới chiếm tỉ lệ cao (76,8%). Giá trị trung vị của nồng độ NT-proBNP là 242,7 (Min 82,2; Max 871,5) pg/ml. Trung vị NT-proBNP ở nhóm có tổn thương 2 nhánh (310,9 pg/ml) và 3 nhánh (746,1 pg/ml) cao hơn nhóm tổn thương 1 nhánh động mạch vành (89,2 pg/ml) có ý nghĩa. Trung vị NT-proBNP ở nhóm có điểm SYNTAX < 23 (214,8 pg/ml) thấp hơn nhóm có điểm SYNTAX ≥ 23 (1124,7 pg/ml) có ý nghĩa. Điểm SYNTAX có mối tương quan thuận khá chặt với nồng độ NT-proBNP huyết thanh (r = 0,62, p <0,05). Điểm cắt của nồng độ NT-proBNP dự báo điểm SYNTAX ≥ 23 là 496,85 pg/ml (độ nhạy 75%; độ đặc hiệu 77,4%; p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ NT-proBNP ở BN NMCT cấp tương quan khá chặt chẽ với mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm SYNTAX II và điểm cắt của nồng độ NT-proBNP dự báo điểm SYNTAX ≥ 23 là 496,85 pg/ml.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Viết An. Nghiên cứu vai trò của NT-proBNP huyết thanh trong đánh giá tổn thương động mạch vành và tiên lượng hội chứng vành cấp. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược Huế. 2011.
2. Đinh Đức Huy. Nghiên cứu nồng độ copeptin huyết thanh ở BN nhồi máu cơ tim cấp. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược Huế. 2021.
3. Nguyễn Lân Việt. Thực hành bệnh tim mạch. Nhà xuất bản Y học. 2014;47-59.
4. Antman EM, Anbe DT, Armstrong PW, et al. ACC/AHA guidelines for the management of patients with ST-elevation myocardial infarction-executive summary: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines, J Am Coll Cardiol. 2004;44 (3):671-719.
5. Khan QS, Narayan H, Kelvin HN, et al. N-terminal pro-B-type natriuretic peptide complements the GRACE risk score in predicting early and late mortality following acute coronary syndrome. Clin Sci (Lond). 2009;117(1):31-9.
6. Kurtul A, Mikail Y, Sani NM, et al. N-Terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide Level is Associated With Severity and Complexity of Coronary Atherosclerosis in Patients With Acute Coronary Syndrome. Clin Appl Thromb Hemost. 2016;22(1):69-76.
7. Sarak T, Karadeniz M. The relationship between serum NT-proBNP levels and severity of coronary artery disease assessed by SYNTAX score in patients with acute myocardial infarction. Turk J Med Sci. 2019;49(5):1366-1373.
8. Thygesen K, Alpert SJ, Jaffe SA, et al. (2018). Fourth universal definition of myocardial infarction (2018). Circulation. 2018;138(20):e618-e651.