KHẨU PHẦN ĂN TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Duy Tân Đoàn 1,, Duy Long Võ 1,2, Thị Hương Lê 3
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
3 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật tạo ra chuỗi các phản ứng như tăng tiết hóc môn gây stress và các yếu tố gây viêm tác động lên chuyển hóa cơ thể, gây dị hóa glycogen, chất béo, protein, đặc biệt ở bệnh nhân có phẫu thuật đường tiêu hóa sẽ có nguy cơ giảm lượng thức ăn vào cơ thể trước phẫu thuật góp phần thúc đẩy tình trạng suy dinh dưỡng. Mục tiêu: Xác định khẩu phần ăn trước phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm  2020 – 2021. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 130 bệnh nhân ung thư đại trực tràng có chỉnh định phẫu thuật tại Khoa ngoại tiêu hoá Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022, được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ công cụ soạn sẵn. Các đối tượng được thu thập thông tin về đặc điểm dân số, khảo sát khẩu phần ăn và mô tả thành phần dinh dưỡng theo tuổi, giới, giai đoạn ung thư và tính cân đối của khẩu phần ăn. Kết quả: Trước phẫu thuật, chỉ có 13,9% số khẩu phần ăn của bệnh nhân đạt 75% được theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và 1,54% khẩu phần ăn của bệnh nhân cung cấp đạt 100% được theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng. Khẩu phần ăn trước phẫu thuật không đạt đầy đủ các tiêu chí của một khẩu phần ăn cân đối. Tỉ lệ đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về protein là 8,6%, về lipid là 66,9%.  Kết luận: Cần chú trọng việc nuôi dưỡng bênh nhân trước phẫu thuật nhằm can thiệp dinh dưỡng kịp thời, đặc biệt ở các bệnh nhân >60 tuổi, có bệnh ở giai đoạn III, IV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Thịnh, Ung Văn Việt. Ung thư đại trực tràng. In: Bệnh học Ngoại khoa tiêu hoá. Nhà xuất bản Y học; 2021:194-238.
2. Nguyễn Văn Hiếu. Ung thư trực tràng. In: Ung thư học. Nhà xuất bản Y học; 2015:206-226.
3. Arends J, Bachmann P, Baracos V, et al. ESPEN guidelines on nutrition in cancer patients. Clin Nutr. 2017;36(1):11-48.
4. Bach HV, Thao NT, Tien NTH, et al. Nutritional status and diet of preoperative and 7 days postoperative patients with colorectal cancer at National Cancer Hospital 2018-2019. J Public Health Nutr. 2020;3(3).
5. Beaton J, Carey S, Solomon MJ, Tan K-K, Young J. Preoperative Body Mass Index, 30-Day Postoperative Morbidity, Length of Stay and Quality of Life in Patients Undergoing Pelvic Exenteration Surgery for Recurrent and Locally - Advanced Rectal Cancer. Ann Coloproctology. 2014;30(2):83-87.
6. Jean-Claude M, Emmanuelle P, Juliette H, et al. Clinical and economic impact of malnutrition per se on the postoperative course of colorectal cancer patients. Clin Nutr. 2012;31(6):896-902.
7. Bộ Y tế. Hướng dẫn điều trị Dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học; 2015.
8. Nguyễn Thị Thanh. Thực trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bạch Mai và Đại học Y Hà Nội năm 2016 - 2017. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.