THỰC TRẠNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG MỘT SỐ CÔNG TY TẠI PHÚ YÊN NĂM 2020

Thị Thanh Xuân Lê1,, Thị Hương Lê1, Văn Duy Khương1, Ngọc Anh Nguyễn1, Thanh Thảo Nguyễn1, Thị Quân Phạm1, Quốc Doanh Nguyễn1, Thị Mai Hương Phan1, Thị Kim Nhung Tạ1, Mai Anh Lương2, Thị Thu Huyền Nguyễn2
1 Viện ĐT YHDP&YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động (NLĐ) tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Phú Yên năm 2020. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của NLĐ tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong một số ngành nghề tại Phú Yên năm 2020 là 1,8%. NLĐ mắc bệnh bụi phổi silic tập trung ở loại hình sản xuất đá granit (100%). Tỷ lệ NLĐ có các triệu chứng ho, khạc đờm, đau ngực, khó thở, rì rào phế nang giảm lần lượt là 6,8%, 7,7%, 2,3%, 2,3%, 0,5%. Các tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang theo tiêu chuẩn ILO của NLĐ đều thuộc phân nhóm chính nhóm 1. Trong đó, tổn thương đám mờ nhỏ có mật độ 1/1 chiếm đa số với 75,0%. 100% các đám mờ nhỏ trên phim X-quang đều có kích thước loại p/p. Đa số NLĐ không có rối loạn thông khí. Tỷ lệ NLĐ có rối loạn thông khí hạn chế là 10,9%. Tỷ lệ NLĐ có rối loạn thông khí tắc nghẽn là 6,4%. Kết luận: đa số NLĐ không mắc bệnh bụi phổi silic, các rối loạn thông khí và tổn thương nhu mô phổi trên phim X – quang mà NLĐ gặp phải đa số là thể nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. ILO in Vietnam (2013). ILO calls for urgent global action to fight occupational diseases,
, xem ngày 10/05/2018.
2. Nguyễn Quảng Thức (2013). Thực trạng bệnh nghề nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam, , xem ngày 10/05/2018.
3. Lê Thị Hằng, Đào Xuân Vinh, Đoàn Huy Hậu, và cs (2002). Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở công nhân sản xuất vật liệu ngành xây dựng. Tạp chí Y học thực hành, 408(2), 73 - 75.
4. Arturo Pichel, Gumersindo Rego, Aida Quero, Alejandro Dubois, Cristina Martínez, (2008). High Prevalence and Advanced Silicosis in Active Granite Workers: A Dose-Response Analysis Including FEV1. Journal of Occupational and Environmental Medicine, 50(7), 827 - 833.
5. Trình Công Tuấn (2016). Tình hình bệnh Bụi phổi Silic tại một số cơ sở khai thác, chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Bình Định năm 2016, Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng.
6. Huỳnh Thanh Hà và Trịnh Hồng Lân (2008). Khảo sát tình hình bệnh nhiễm bụi phổi silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng Dĩ An - Bình Dương Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 4(12), 240 - 246.
7. Masoud Zare Naghadehi, Farhang Sereshki, Mohammadi F., (2014). Pathological study of the prevalence of silicosis among coal miners in Iran: A case history. Atmospheric Environment, 83, 1 - 5.