KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH BẰNG CLARIVEIN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Văn Nút Lâm 1,, Đức Tín Lê 1, Hữu Thao Nguyễn 1, Thảo Nghi Lâm 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, kỹ thuật can thiệp tối thiểu bằng cách sử dụng nhiệt (RFA, Laser) đã thay thế phẫu thuật trong điều trị suy dãn tĩnh mạch (TM) chi dưới vì giảm biến chứng, thời gian hồi phục nhanh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy vậy kỹ thuật này cũng tồn tại nhược điểm tổn thương thần kinh, bỏng da, nhiễm trùng và cần sử  dụng thuốc tê trong quá trình can thiệp. Clarivein nội mạch (MOCA) ra đời giúp giải quyết những nhược điểm này. Phương pháp: Hồi cứu mô tả. Kết quả: Có 28 bệnh nhân suy dãn tĩnh mạch nông chi dưới được điều trị bằng kỹ thuật ClariVein với tuổi trung bình là 52, nữ chiếm tỉ lệ 71,4%. Phân độ lâm sàng theo CEAP từ giai đoạn C2 đến C5. Thời gian can thiệp trung bình là 25 phút, thể tích Sclerosant sử dụng trung bình 8,5ml. Kết quả sau can thiệp thành công về mặt kỹ thuật là 100%, sau 4 tuần ghi nhận 27 trường hợp (96,4%), còn tắc hoàn toàn khi siêu âm doppler, triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt bệnh nhân không còn tê và nặng chân, 1 trường hợp (3,6%) có hiện tượng trào ngược đầu xa. Không có biến chứng nào đáng ghi nhận nào xảy ra như huyết khối TM sâu, tổn thương thần kinh cảm giác vùng cẳng chân, không hoại tử da hay nhiễm trùng. Chỉ có 2 trường hợp (7,1%) đau nhẹ dọc theo TM hiển lớn nên không cần xử trí gì thêm, bệnh nhân hoàn toàn hài lòng với kết quả điều trị. Kết luận: Điều trị suy TM nông chi dưới bằng MOCA là phương pháp điều trị mới cho hiệu quả cao, bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marsden G, Perry M, Kelley K, et al. Diagnosis and management of varicose veins in the legs: summary of NICE guidance. BMJ 2013; 347: f4279–f4279. [PubMed] [Google Scholar]
2. Siribumrungwong B, Noorit P, Wilasrusmee C, et al. A systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials comparing endovenous ablation and surgical intervention in patients with varicose vein. Eur J Vasc Endovasc Surg 2012; 44: 214–223. [PubMed] [Google Scholar]
3. Sichlau MJ, Ryu RK. Cutaneous thermal injury after endovenous laser ablation of the great saphenous vein. J Vasc Interv Radiol 2004; 15: 865–867. [PubMed] [Google Scholar]
4. Van Den Bos RR, Neumann M, De Roos KP, et al. Endovenous laser ablation-induced complications: review of the literature and new cases. Dermatol Surg 2009; 35: 1206–1214. [PubMed] [Google Scholar]
5. van Eekeren RR, Boersma D, Elias S, et al. Endovenous mechanochemical ablation of great saphenous vein incompetence using the ClariVein device: a safety study. J Endovasc Ther 2011; 18: 328–334. [PubMed] [Google Scholar]
6. van Eekeren RR, Boersma D, Konijn V, et al. Postoperative pain and early quality of life after radiofrequency ablation and mechanochemical endovenous ablation of incompetent great saphenous veins. J Vasc Surg 2013; 57: 445–450. [PubMed] [Google Scholar]
7. Rasmussen LH, Lawaetz M, Bjoern L, et al. Randomized clinical trial comparing endovenous laser ablation, radiofrequency ablation, foam sclerotherapy and surgical stripping for great saphenous varicose veins. Br J Surg 2011; 98: 1079–1087. [PubMed] [Google Scholar]
8. Lam YL, Toonder IM, Wittens CH. Clarivein® mechano-chemical ablation an interim analysis of a randomized controlled trial dose-finding study. Phlebology 2015. 2016; 31: 170–176. [PubMed] [Google Scholar]
9. van Eekeren RR, Boersma D, Holewijn S, et al. Mechanochemical endovenous Ablation versus RADiOfrequeNcy Ablation in the treatment of primary great saphenous vein incompetence (MARADONA): study protocol for a randomized controlled trial. Trials 2014; 15: 121–121. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
10. TY Tang,1 JW Kam,2 and ME Gaunt3 ClariVein® – Early results from a large single-centre series of mechanochemical endovenous ablation for varicose veins. Phlebology. 2017 Feb; 32 (1): 6–12. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]