HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ BẰNG KEM CHẢI RĂNG P/S SENSITIVE Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHƯƠNG LIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2022

Văn Tường Lưu 1,, Anh Chi Nguyễn 1, Thị Thu Hiền Phạm 1, Thị Dung Đào 1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà bằng kem chải răng P/S Sensitive ở người cao tuổi tại phường Phương Liên, Đống Đa, Hà NộI năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng với 191 đối tượng là người cao tuổi (NCT), gồm hai nhóm can thiệp (96 đối tượng sử dụng kem chải răng P/S Sensitive) và nhóm đối chứng (95 đối tượng sử dụng kem chải răng P/S thường dành cho người lớn) tham gia can thiệp trong vòng 4 tuần (28 ngày). Kết quả: sau can thiệp 14 ngày, nhóm can thiệp đã có sự cải thiện tình trạng nhạy cảm ngà rõ ràng. Tỷ lệ nhạy cảm ngà giảm 8,3% ở ngày thứ 14 và 21,9% ở ngày thứ 28 sau can thiệp so với thời điểm trước can thiệp. Đối tượng sử dụng kem đánh răng Sensitive có khả năng được đánh giá là có cải thiện tình trạng nhạy cảm ngà cao gấp 5,84 lần so với những người sử dụng kem đánh răng P/S (OR=5,84; 95%KTC=1,91-18,38).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Canadian Advisory Board on Dentin Hypersensitivity, Consensus-based recommendations for the diagnosis and management of dentin hypersensitivity. J Can Dent Assoc, 2003. 69(4): p. 221-6.
2. Trần Ngọc Phương Thảo, Mô tả tình trạng, tỷ lệ nhạy cảm ngà và một số yếu tố nguy cơ ở thành phố Hồ Chí Minh, in Luận án Tiến sĩ y học. 2013, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
3. Đinh Văn Sơn, Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương và đánh giá hiệu quả điều trị bằng GC Fuji II LC Capsule, in Luận án Tiến sĩ y học. 2015, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
4. Martínez-Ricarte, J., et al., Dentinal sensitivity: concept and methodology for its objective evaluation. Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 2008. 13(3): p. E201-6.
5. Aranha, A.C., L.A. Pimenta, and G.M. Marchi, Clinical evaluation of desensitizing treatments for cervical dentin hypersensitivity. Braz Oral Res, 2009. 23(3): p. 333-9.
6. Ritter, A.V., et al., Treating cervical dentin hypersensitivity with fluoride varnish: a randomized clinical study. J Am Dent Assoc, 2006. 137(7): p. 1013-20; quiz 1029.
7. Mason, S., et al., A comparative clinical study investigating the efficacy of a dentifrice containing 8% strontium acetate and 1040 ppm fluoride in a silica base and a control dentifrice containing 1450 ppm fluoride in a silica base to provide immediate relief of dentin hypersensitivity. J Clin Dent, 2010. 21(2): p. 42-8.
8. Chaknis, P., et al., Assessment of hypersensitivity reduction of a dentifrice containing 0.3% triclosan, 2.0% PVM/MA copolymer, 0.243% NaF and specially-designed silica as compared to a dentifrice containing 0.454% stannous fluoride, sodium hexametaphosphate and zinc lactate and to a dentifrice containing 0.243% NaF on dentin hypersensitivity reduction: an 8-week study. Am J Dent, 2011. 24 Spec No A: p. 14a-20a.
9. Schiff, T., et al., Desensitizing effect of a stabilized stannous fluoride/Sodium hexametaphosphate dentifrice. Compend Contin Educ Dent, 2005. 26(9 Suppl 1): p. 35-40.