MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ COPD ĐỢT CẤP CÓ VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Kiều Diễm Lương 1,, Văn Thắng Quản 2, Thị Lan Anh Nguyễn 1, Thị Ngọc Bích Vi 1, Thị Thanh Huyền Lò 1
1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Trung tâm giám định y khoa Tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân COPD đợt cấp có viêm phổi tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng nghiên cứu: 54 bệnh nhân được chẩn đoán pECOPD điều trị tại khoa Hô hấp. PP nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình: 71,75±9,64; chủ yếu gặp > 60 tuổi. Nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ có trên 2 đợt cấp trở lên là 96,3%. BMI trung bình là 20,78±5,75; béo phì 16,7%,trung bình 63,0%; gầy 20,4%. X quang: tổn thương mô kẽ 42,9%, hình ảnh phế quản hơi 52,4%, hình mờ, đám mờ 100,0%. Bệnh nhân không hút thuốc/đã bỏ thuốc lá: kết quả điều trị tốt 18,5%/27,8%; đang hút thuốc 7,4 %. pECOPD > 2 đợt cấp/năm kết quả điều trị tốt 44,4%. Kết quả điều trị tốt BMI gầy 7,5%; BMI trung bình 29,6%; béo phì 12,9%. Tiền sử sử dụng ICS: kết quả điều trị tốt 27,8%; chưa tốt 70,4%. Kết quả điều trị tốt pECOPD mức độ GOLD C, GOLD D 44,4%; 27,8%;  chưa tốt 13,0%; 14,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Đợi (2019), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" Luận án Tiến sĩ Y học 2019, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
2. Trần Thị Hoài (2021), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học viêm phổi mắc phải cộng đồng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai", Luận văn chuyên khoa cấp II 2021, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
3. GOLD. Global Strategy for the Diagnosis, Management and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2020; Available from: www.goldcopd.org (Accessed on February 04, 2020).
4. Nicholas P Williams, Ngaire A Coombs, Matthew J Johnson, et al. (2017), "Seasonality, risk factors and burden of community-acquired pneumonia in COPD patients: a population database study using linked health care records", International journal of chronic obstructive pulmonary disease, 12 pp. 313.
5. Dionne CW Braeken, Gernot GU Rohde, Frits ME Franssen, et al. (2017), "Risk of community-acquired pneumonia in chronic obstructive pulmonary disease stratified by smoking status: a population-based cohort study in the United Kingdom", International journal of chronic obstructive pulmonary disease, 12 pp. 2425.
6. Mark Hamer, Gary O'Donovan, and Emmanuel Stamatakis (2019), "Lifestyle risk factors, obesity and infectious disease mortality in the general population: Linkage study of 97,844 adults from England and Scotland", Preventive medicine, 123 pp. 65-70.
7. Benjamin F Hartley, Neil C Barnes, Sally Lettis, et al. (2020), "Risk factors for exacerbations and pneumonia in patients with chronic obstructive pulmonary disease: a pooled analysis", Respiratory research, 21 (1), pp. 1-10.
8. Beomsu Shin, Sang-Ha Kim, Suk Joong Yong, et al. (2018), "Early readmission and mortality in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease with community-acquired pneumonia", Chronic respiratory disease, 16 pp. 1479972318809480.