PHÁT TRIỂN VÀ ÁP DỤNG XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN TRƯỚC CHUYỂN PHÔI (PGT-M) CHO BỆNH THALASSEMIA Ở VIỆT NAM

Mai Anh Đào 1, L Harton Gary 2, Quang Vinh Nguyễn 1,, Văn Huynh Nguyễn 1, Thị Nhung Hoàng 1, Thúy Nga Phạm 3, Thị Thu Hiền Lê 4, Minh Đức Nguyễn 4, Quốc Quân Trần 1
1 Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân tích Di truyền GENTIS
2 PerkinElmer Health Sciences Australia
3 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
4 Bệnh viện Nam học & Hiếm muộn Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Thiết kế, tối ưu và xây dựng quy trình cho thực hiện đồng thời xét nghiệm PGT-A và PGT-M cho bệnh thalassemia, sử dụng hệ thống giải trình tự thế hệ mới cho phép kiểm tra đồng thời các đột biến trong gen HBB và các dấu chuẩn đa hình đơn nucleotide (SNP). Phương pháp: Thiết kế và tối ưu quy xét nghiệm kết hợp PGT-A và PGT-M cho bệnh nhân IVF tại Việt Nam, trong đó xét nghiệm thực hiện sử dụng hệ thống giải trình tự thế hệ mới cho phép kiểm tra các đột biến gây bệnh beta-thalassemia đồng thời cùng lượng lớn các đa đình SNP sử dụng cho phân tích di truyền liên kết và kiểm soát nhiễm chéo. Kết quả: Đến nay, 2 trường hợp đã hoàn thành toàn bộ quy trình bao gồm cả chuyển phôi trong khi 9 trường hợp khác đã hoàn thành phân tích IVF và PGT-M/A nhưng vẫn chưa hoàn thành chuyển phôi. Trong 2 trường hợp được chuyển phôi, cả 2 bệnh nhân đều có thai với phôi thai không mang bất thường dị bội và không mắc bệnh beta-thalassemia, đã được xác nhận bằng xét nghiệm chọc ối. Trong 9 trường hợp tiếp theo, 39 phôi được sinh thiết và khuếch đại toàn hệ gen, đạt tiêu chuẩn cho thực hiện xét nghiệm. Có 8 phôi không mang gen bệnh, 31 phôi mang đột biến dạng dị hợp tử và 11 phôi mang đột biến dạng đồng hợp tử/dị hợp tử kép. Trong đó, kết quả xét nghiệm PGT-A cũng chỉ ra 22 phôi lưỡng bội và 2 phôi mang bất thường lệch bội. Thảo luận: Ở đây chúng tôi báo cáo ứng dụng của quy trình xét nghiệm cho 11 cặp bệnh nhân, trong đó đưa ra các kết quả chi tiết đối với 2 trường hợp đã thực hiện chuyển phôi và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Agilent-OnePGT Library Prep for Illumina Sequencers. https:// www.agilent.com/ cs/library/ usermanuals/ public/ G9425-90000. pdf. Accessed Nov 4 2020.
2. De Rycke M, Goossens V, Kokkali G, Meijer-Hoogeveen M, Coonen E, Moutou C.: “EHSRE PGD consortium data collection XIV-XV: cycles from January 2011 to December 2012 with pregnancy follow-up to October 2013”. Hum Reprod. 2017; 32(10):1974–94.
3. Dreesen J, Destouni A, Kourlaba G, Degn B, Mette WC, Carvalho F, et al.: “Evaluation of PCR-based preimplantation genetic diagnosis applied to monogenic diseases: a collaborative ESHRE PGD consortium study”. Eur J Hum Genet. 2014; 22(8):1012–8.
4. Findlay I, Ray P, Quirke P, Rutherford A, Lilford R.: “Allelic dropout and preferential amplification in single cells and human blastomeres: implications for preimplantation diagnosis of sex and cystic fibrosis”. Hum Reprod. 1995;10(6):1609–18.
5. Forman EJ, Hong KH, Ferry KM, Tao X, Taylor D, Levy B, Treff NR, Scott Jr RT.: ”In vitro fertilization with single euploid blastocyst transfer: a randomized controlled trial”. Fertil Steril. 2013; 100(1):100–7.
6. Franasiak JM, Forman EJ, Hong KH, Werner MD, Upham KM, Treff NR, et al.: ”The nature of aneuploidy with increasing age of the female partner: a review of 15,169 consecutive trophectoderm biopsies evaluated with comprehensive chromosomal screening”. Fertil Steril. 2014;101(3):656–63.
7. Galanello R, Origa R.: “Beta-thalassemia”. Orphanet J Rare Dis. 2010;5:11.
8. Và nhiều tài liệu tiếng nước ngoài khác.