ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH VÕNG MẠC Ở TRẺ ĐẺ NON DƯỚI 32 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thị Quỳnh Nga Nguyễn 1, Hạnh Trang Đỗ 2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần (BVMTĐN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 167 trẻ sơ sinh có tuổi thai < 32 tuần hoặc cân nặng lúc sinh < 1500g được khám mắt lúc 4 tuần tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 07/2021 - 07/2022. Kết quả: Tỉ lệ mắc BVMTĐN ở trẻ dưới 32 tuần là 20,9%. Trẻ cực kỳ non tháng, cân nặng lúc sinh cực kỳ thấp, được truyền khối hồng cầu sớm trong vòng 10 ngày đầu sau sinh, nhiễm trùng huyết và xuất huyết não thất có tỉ lệ mắc BVMTĐN cao hơn. Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc BVMTĐN giữa các nhóm giới tính, con dạ - con so, số lượng thai, cách thức sinh, điều trị surfactant, độ bão hòa oxy, thời gian phụ thuộc oxy và số lần truyền khối hồng cầu. Kết luận: Tỉ lệ mắc BVMTĐN ở trẻ đẻ non là 20,9%. Các yếu tố liên quan đến BVMTĐN bao gồm: tuổi thai thấp, cân nặng lúc sinh thấp, thời điểm truyền khối hồng cầu sớm, tình trạng nhiễm trùng huyết và xuất huyết não thất. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Austeng D, Källen KBM, Ewald UW, Jakobsson PG, Holmström GE. Incidence of retinopathy of prematurity in infants born before 27 weeks’ gestation in Sweden. Arch Ophthalmol. 2009;127(10):1315-1319. doi:10.1001/archophthalmol.2009.244
2. Blencowe H, Lawn JE, Vazquez T, Fielder A, Gilbert C. Preterm-associated visual impairment and estimates of retinopathy of prematurity at regional and global levels for 2010. Pediatr Res. 2013;74(Suppl 1):35-49. doi:10.1038/pr.2013.205
3. Huỳnh Thị Kim Thanh. 2018. Nghiên cứu về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Nhi Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang.
4. Freitas AM, Mörschbächer R, Thorell MR, Rhoden EL. Incidence and risk factors for retinopathy of prematurity: a retrospective cohort study. Int J Retina Vitreous. 2018;4. doi:10.1186/ s40942-018-0125-z
5. Wang X, Tang K, Chen L, Cheng S, Xu H. Association between sepsis and retinopathy of prematurity: a systematic review and meta-analysis. BMJ Open. 2019;9(5). doi:10.1136/ bmjopen-2018-025440
6. Yau GSK, Lee JWY, Tam VTY, et al. Incidence and Risk Factors of Retinopathy of Prematurity From 2 Neonatal Intensive Care Units in a Hong Kong Chinese Population. Asia Pac J Ophthalmol (Phila). 2016;5(3):185-191. doi:10.1097/ APO.0000000000000167
7. Chen ML, Guo L, Smith LEH, Dammann CEL, Dammann O. High or Low Oxygen Saturation and Severe Retinopathy of Prematurity: A Meta-analysis. PEDIATRICS. 2010;125(6):e1483-e1492. doi:10.1542/peds.2009-2218
8. Lust C, Vesoulis Z, Jackups R, Liao S, Rao R, Mathur AM. Early Red Cell Transfusion is Associated with Development of Severe Retinopathy of Prematurity. J Perinatol. 2019; 39(3):393-400. doi:10.1038/s41372-018-0274-9