TỔNG QUAN ĐIỀU TRỊ HOÁ CHẤT BỔ TRỢ TRƯỚC TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY HẠ HỌNG GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN

Thị Huyền Trang Nguyễn 1, Quang Trung Nguyễn 2,, Mạnh Phương Hồ 3
1 Bệnh Viện Đa Khoa Hà Đông
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
3 Đại học y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích tỷ lệ đáp ứng của hoá chất bổ trợ trước và các hướng điều trị tiếp theo. Phương pháp: Sử dụng cơ sở dữ liệu từ trang thông tin điện tử Pubmed, thư viện đại học y Hà Nội và tìm kiếm thủ công (từ tháng 1 năm 1996 đến tháng 7 năm 2022). Tiêu chí lựa chọn là những nghiên cứu về ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn tiến triển được điều trị bằng hoá chất bổ trợ trước theo sau là phẫu thuật/xạ trị/ hoá xạ bổ trợ và báo cáo kết quả về tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn (ĐƯHT), đáp ứng một phần(ĐƯMP), tỷ lệ giữ nguyên (GN), tỷ lệ tiến triển (TTr) cùng kết quả ung thư sau 3 năm. Kết quả: Kết quả tại điểm 3 năm khi điều trị bằng hoá chất bổ trợ trước. Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn (ĐƯHT) là 6-55,7%. Tỷ lệ đáp ứng một phần(ĐƯMP) là 32-80%. Tỷ lệ giữ nguyên(GN) là 3,3-29,6%. Tỷ lệ tiến triển (TTr) là 6,7-7,5%. Tỷ lệ không di căn xa(KDCX) là 75-91%.Tỷ lệ sống toàn bộ (STB) và tỷ lệ bảo tồn thanh quản(BTTQ) đạt được lần lượt từ 38,3-76,7% và 34-76%. Kết luận: Hoá chất bổ trợ trước giúp cho việc điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn tiến triển trong việc góp phần giảm tỷ lệ di căn xa, cho phép lựa chọn bệnh nhân điều trị hoá xạ trị, tăng khả năng bảo tồn cơ quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Céruse P, Cosmidis A, Belot A, et al. A pyriform sinus cancer organ preservation strategy comprising induction chemotherapy with docetaxel, cisplatin, and 5-fluorouracil, followed by potentiated radiotherapy: a multicenter, retrospective study. Anticancer Drugs. 2014;25(8):970-975.
2. Chung EJ, Jeong WJ, Jung YH, et al. Long-term oncological and functional outcomes of induction chemotherapy followed by (chemo)radiotherapy vs definitive chemoradiotherapy vs surgery-based therapy in locally advanced stage III/IV hypopharyngeal cancer: Multicenter review of 266 cases. Oral Oncol. 2019;89:84-94.
3. Dietz A, Rudat V, Dreyhaupt J, et al. Induction chemotherapy with paclitaxel and cisplatin followed by radiotherapy for larynx organ preservation in advanced laryngeal and hypopharyngeal cancer offers moderate late toxicity outcome (DeLOS-I-trial). Eur Arch Otorhinolaryngol. 2009; 266(8) : 1291-1300.
4. Joshi P, Patil V, Joshi A, et al. Neo-adjuvant chemotherapy in advanced hypopharyngeal carcinoma. Indian J Cancer. 2013;50(1):25-30.
5. Kim et al. - 1998 - Neoadjuvant chemotherapy and radiotherapy for the .pdf.
6. Lee JK, Lee KH, Kim SA, et al. p16 as a prognostic factor for the response to induction chemotherapy in advanced hypopharyngeal squamous cell carcinoma. Oncol Lett. 2018;15(5):6571-6577.
7. Lefebvre JL, Chevalier D, Luboinski B, Kirkpatrick A, Collette L, Sahmoud T. Larynx preservation in pyriform sinus cancer: preliminary results of a European Organization for Research and Treatment of Cancer phase III trial. EORTC Head and Neck Cancer Cooperative Group. J Natl Cancer Inst. 1996;88(13):890-899.
8. Liu S, Fang J, Ma H, et al. Rational choice of induction chemotherapy-based larynx preservation for hypopharyngeal cancer. Acta Otolaryngol. 2018;138(12):1146-1153. doi:10.1080/00016489.2018.1506152
9. Nakahara R, Kodaira T, Furutani K, et al. Treatment outcomes of definitive chemoradiotherapy for patients with hypopharyngeal cancer. J Radiat Res. 2012; 53(6):906-915.
10. Phùng Thị Hoà. Đánh giá điều trị ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn III, IV (M0) bằng Cisplatin-Taxane và 5FU trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị.2009:76;133.