CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG ĐẠI DỊCH COVID – 19 CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC TUYẾN BỆNH VIỆN KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM NĂM 2021

Quang Huy Trần 1,2,, Gia Huệ Đinh 2, Quang Tuyển Đỗ 1, Việt Dũng Trương 1
1 Trường ĐH Thăng Long
2 Hội Điều dưỡng Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định mối liên quan của các yếu tố liên quan kiến thức, thái độ và thực hành ứng phó Covid – 19 của điều dưỡng tại các tuyến bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 1347 điều dưỡng lâm sàng tại 10 bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam năm 2021. Đối tượng nghiên cứu được chọn mẫu thuận tiện, sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu. Kết quả: Nghiên cứu đã tìm thấy các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức ứng phó dịch Covid 19 của điều dưỡng bao gồm: tuyến bệnh viện công tác (OR=1,9 và 1,2) giới tính (OR=1,9), tuổi (OR=1,7 và 1,6), trình độ chuyên môn (OR = 1,8 và 1,6), phương pháp tập huấn (OR=2,1 và 1,8), đã từng tham gia phòng chống dịch (OR=1,4). Được tập huấn về dịch bệnh; kiến thức đạt có liên quan với thái độ với OR lần lượt là 2,2 và 1,4. Các yếu tố có liên quan đến thực hành bao gồm: Tuyến bệnh viện (OR=2,7 và 1,7), tuổi (OR = 1,5 và 1,4), trình độ chuyên môn (1,4 và 1,5), tập huấn về phòng chống dịch (OR=1,7), chăm sóc người bệnh mắc Covid–19 (OR=1,4), tham gia chống dịch (OR=1,5) và kiến thức đạt có liên quan với thực hành (OR=7,2). Kết luận: Điều dưỡng được tập huấn có thái độ tích cực hơn;. Kiến thức điều dưỡng tốt giúp thái độ tích cực hơn và thực hành tốt hơn rất nhiều.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thanh Hương, Trần Thơ Nhị và Nguyễn Kim Thư (2021), "Một số yếu tố xã hội liên quan tới stress sau sang chấn ở nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam trong thời kỳ Covid-19", Tạp chí Y học Việt Nam. 505(2), tr. 248-252.
2. Giao Huynh et al (2020), "Knowledge and attitude toward COVID-19 among healthcare workers at District 2 Hospital, Ho Chi Minh City", Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 13(6), pg. 260-265.
3. Stanley K K Lam et al (2018), "Nurses' preparedness for infectious disease outbreaks: A literature review and narrative synthesis of qualitative evidence", J Clin Nurs. 27(7-8), pg. e1244-e1255.
4. McEachan R et al (2016), "Meta-Analysis of the Reasoned Action Approach (RAA) to Understanding Health Behaviors", Ann Behav Med, 50(4), pg. 592-612.
5. Wen X et al (2020), "Study on the Knowledge, Attitude, and Practice (KAP) of Nursing Staff and Influencing Factors on COVID-19", Front Public Health, 8, pg. 560606.