ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÔNG CẦM MÁU Ở THAI PHỤ LUPUS TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Kiều My Trần 1,2,, Thị Hà Hoàng 3, Hữu Trường Nguyễn 4, Thị Thiết Đào 2, Quốc Khánh Bạch 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Huyết học - Truyền Máu Trung ương
3 Bệnh viện Sản Nhi Hà Nam
4 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Có thai liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng đông sinh lý. Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT)  cũng được xem là một tình trạng tăng đông.  Do đó, phụ nữ lupus có thai có nguy cơ huyết khối cao. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu quan sát sự thay đổi của một số chỉ số đông cầm máu ở thai phụ lupus so với thai phụ khỏe mạnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 103 thai phụ lupus và nhóm chứng là 30 thai phụ khỏe mạnh. Các chỉ số đông cầm máu được thực hiện bao gồm PT, APTT, nồng độ fibrinogen, D dimer (DD), Fibrin monomer (FM) và số lượng tiểu cầu (SLTC). Kết quả: PT, APTT, nồng độ fibrinogen và số lượng tiểu cầu (SLTC) tương đồng giữa hai nhóm. Ở thai phụ lupus, nồng độ trung bình của DD và FM lần lượt là 1,584 ± 1,341 mg/L và 16,56 ± 35,57 mg/L, đều tăng cao hơn đáng kể so với thai phụ khỏe mạnh (p=0,015 và p = 0,001), đặc biệt ở thai kỳ giữa và cuối. Tỷ lệ tăng FM (> 6,0 mg/L) là 28,2%, trong khi FM không tăng ở nhóm thai phụ khỏe mạnh (p=0,001). Tỷ lệ tăng DD (>0,5 mg/L) là 83,5%, tương đồng với thai phụ khoẻ mạnh (p = 0,210). Nồng độ DD và FM có tương quan mức độ vừa (r2 = 0,20; p<0,001) trong khi ở thai phụ khỏe mạnh hai chỉ số này không tương quan với nhau (p=0,244). Kết luận: các chỉ số đông cầm máu cơ bản và D dimer có những thay đổi động học theo tuổi thai tuy nhiên không có sự khác biệt giữa  thai phụ lupus và thai phụ khỏe mạnh. Chỉ số FM tăng cao ở  thai phụ lupus gợi ý đến tăng nguy cơ huyết khối nên cần sử dụng theo dõi cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al-Homood, I.A., Thrombosis in systemic lupus erythematosus: a review article. ISRN Rheumatol, 2012. 2012: p. 428269.
2. Heit, J.A., et al., Trends in the incidence of venous thromboembolism during pregnancy or postpartum: a 30-year population-based study. Ann Intern Med, 2005. 143(10): p. 697-706.
3. Mok, C.C., et al., Incidence and risk factors of thromboembolism in systemic lupus erythematosus: a comparison of three ethnic groups. 2005. 52(9): p. 2774-2782.
4. Katz, D. and Y.J.B.B.J.o.A. Beilin, Disorders of coagulation in pregnancy. 2015. 115(suppl_2): p. ii75-ii88.
5. Szecsi, P.B., et al., Haemostatic reference intervals in pregnancy. Thromb Haemost, 2010. 103(4): p. 718-27.
6. Joly, B., et al., Comparison of markers of coagulation activation and thrombin generation test in uncomplicated pregnancies. Thromb Res, 2013. 132(3): p. 386-91.
7. Li, A., et al., Establishment of reference intervals for complete blood count parameters during normal pregnancy in Beijing. 2017. 31(6): p. e22150.
8. Wang, M., et al., Reference intervals of D-dimer during the pregnancy and puerperium period on the STA-R evolution coagulation analyzer. Clin Chim Acta, 2013. 425: p. 176-80.
9. Schutgens, R.E., et al., The role of fibrin monomers in optimizing the diagnostic work-up of deep vein thrombosis. Thromb Haemost, 2007. 97(5): p. 807-13.