NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG SỚM CỦA THANG PHÂN LOẠI MARSHALL VÀ ĐIỂM ROTTERDAM Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

Nguyên Hoàng Phạm 1,, Quang Huy Nguyễn 2, Chí Tâm Nguyễn 2, Đăng Mạnh Lê 2, Trung Kiên Nguyễn 2
1 Bệnh viện 198
2 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của thang phân loại Marshall và thang điểm Rotterdam trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân chấn thương sọ não (CTSN) nặng. Phương pháp: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu 48 bệnh nhân CTSN nặng điều trị tại khoa Hồi sức ngoại – Bệnh viện Quân y 103 từ 2/2021 đến 6/2022. Các bệnh nhân được chụp phim sọ não tại thời điểm nhập viện, lượng giá tổn thương theo thang phân loại Marshall và thang điểm Rotterdam, đánh giá kết cục sớm ở thời điểm ra viện. Số liệu theo bệnh án nghiên cứu, được mã hóa và xử lý theo các phương pháp thống kê. Kết quả: Phân loại Marshall và Rotterdam ở nhóm tử vong cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sống, với p < 0,005. Trên đường cong ROC, phân loại Marshall tiên lượng tử vong ở mức khá với diện tích dưới đường cong (AUC) là 0.745. Sử dụng điểm cắt 2,5 tiên lượng tử vong với độ nhạy 87,5% và độ đặc hiệu 50%. Điểm Rotterdam tiên lượng tử vong ở mức tốt với AUC là 0,809, tại điểm cắt 3,5 tiên lượng tử vong với độ nhạy 87,5% và độ đặc hiệu 71,9%. Kết luận: Phân loại Marshall, Rotterdam ở nhóm sống cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tử vong. Điểm Rotterdam với AUC là 0,809 có giá trị tiên lượng tử vong tốt hơn phân loại Marshall, với AUC là 0,745.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Hải (2012) Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và thái độ xử trí chấn thương sọ não nặng. Y học Thực Hành. 813 (3): 34-37.
2. Asim M., El-Menyar A., Parchani A. et al. (2021) Rotterdam and Marshall Scores for Prediction of in-hospital Mortality in Patients with Traumatic Brain Injury: An observational study. Brain Inj. 35 (7): 803-811.
3. Maas A. I., Hukkelhoven C. W., Marshall L. F. et al. (2005) Prediction of outcome in traumatic brain injury with computed tomographic characteristics: a comparison between the computed tomographic classification and combinations of computed tomographic predictors. Neurosurgery. 57 (6): 1173-1182; discussion 1173-1182.
4. Nguyễn Viết Quang (2014) Nghiên cứu mối liên quan giữa glucose máu với thang điểm Glasgow ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Y học Thực Hành. 907 (3): 27-30.
5. Dhandapani S., Manju D., Sharma B. et al. (2012) Prognostic significance of age in traumatic brain injury. 3 (02): 131-135.
6. Bùi Xuân Cương và Đồng Văn Hệ (2021) Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 502 (1): 20-25.
7. Turgeon A. F., Lauzier F., Simard J.-F. et al. (2011) Mortality associated with withdrawal of life-sustaining therapy for patients with severe traumatic brain injury: a Canadian multicentre cohort study. 183 (14): 1581-1588.
8. Maas A. I., Steyerberg E. W., Butcher I. et al. (2007) Prognostic value of computerized tomography scan characteristics in traumatic brain injury: results from the IMPACT study. J Neurotrauma. 24 (2): 303-314.
9. Deepika A., Prabhuraj A. R., Saikia A. et al. (2015) Comparison of predictability of Marshall and Rotterdam CT scan scoring system in determining early mortality after traumatic brain injury. Acta Neurochir (Wien). 157 (11): 2033-2038.
10. Waqas M., Shamim M. S., Enam S. F. et al. (2016) Predicting outcomes of decompressive craniectomy: use of Rotterdam Computed Tomography Classification and Marshall Classification. Br J Neurosurg. 30 (2): 258-263.