HẸP KHÍ QUẢN BẨM SINH DO VÒNG SỤN KHÉP KÍN: KẾT QUẢ BAN ĐẦU PHẪU THUẬT TRƯỢT TẠO HÌNH KHÍ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lý Thịnh Trường Nguyễn 1, Quang Vịnh Trần 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Hẹp khí quản bẩm sinh đơn thuần do vòng sụn khép kín là tổn thương đường thở nặng nề ở trẻ em. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật sử dụng kỹ thuật trượt tạo hình khí quản điều trị bệnh hẹp khí quản bẩm sinh không kèm theo các tổn thương trong tim tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2021, toàn bộ các bệnh nhân chẩn đoán hẹp khí quản đơn thuần do vòng sụn khép kín không kèm theo tổn thương trong tim được phẫu thuật điều trị bằng kỹ thuật trượt tạo hình khí quản được thu thập dữ liệu và đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Có 23 trường hợp, tỷ lệ nam/nữ là 13/10, phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn được tạo hình khí quản trượt trong thời gian nghiên cứu được phẫu thuật tạo hình khí quản trượt. Tuổi phẫu thuật trung bình của nhóm nghiên cứu là 314.3 ± 176.4 ngày (66 – 814 ngày). Chiều dài trung bình của đoạn hẹp khí quản là 3.6 cm (ngắn nhất: 2cm; dài nhất 6cm). Có duy nhất 1 bệnh nhân (4.4%) tử vong sớm sau phẫu thuật (trong thời gian nằm viện hoặc sau điều trị phẫu thuật 30 ngày). 3 bệnh nhân thở máy trước mổ cần mổ cấp cứu. Hình thái cây khí quản trong mổ cho thấy: 19 bệnh nhân (82.6%) có hình thái cây khí quản bình thường, 3 bệnh nhân (13%) có hình thái phế quản thuỳ trên phổi phải xuất phát sớm, 1 bệnh nhân (4.4%) có thiểu sản phổi phải với phế quản chính là phế quản trái. Kết luận: Kết quả bước đầu phẫu thuật trượt tạo hình khí quản trong điều trị bệnh hẹp khí quản bẩm sinh tại Trung tâm Tim mạch trẻ em-Bệnh viện Nhi Trung ương là xuất sắc, tương đương với kết quả điều trị cho bệnh lý đường thở phức tạp này tại các trung tâm lớn trên thế giới. Một nghiên cứu với thời gian theo dõi dài hơn là hoàn toàn cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Backer CL, Mavroudis C, Gerber ME, Holinger LD. Tracheal surgery in children: an 18-year review of four techniquesq. Thorac Surg. 2001;8.
2. Yang JH, Jun TG, Sung K, Choi JH, Lee YT, Park PW. Repair of Long-segment Congenital Tracheal Stenosis. J Korean Med Sci. 2007;22(3):491.
3. Tsang V, Murday A, Gillbe C, Goldstraw P. Slide tracheoplasty for congenital funnel-shaped tracheal stenosis. Ann Thorac Surg. :4.
4. Kocyildirim E, Kanani, M, Roebuck, D, Wallis, C, McLaren C, Noctor, C, et al. Long-segment tracheal stenosis: Slide tracheoplasty and a multidisciplinary approach improve outcomes and reduce costs. J Thorac Cardiovasc Surg. 2004 Dec;128(6):876–82.
5. Chen H, Shi G, Zhu L, Wang S, Lu Z, Xu Z. Intermediate-Term Outcomes of Slide Tracheoplasty in Pediatric Patients With Ring-Sling Complex. Ann Thorac Surg. 2020 Mar;109(3) :820–7.
6. Chung SR, Yang JH, Jun TG, Kim WS, Kim YH, Kang IS, et al. Clinical outcomes of slide tracheoplasty in congenital tracheal stenosis†. Eur J Cardiothorac Surg. 2015 Mar;47(3):537–42.
7. Zhang H, Wang S, Lu Z, Zhu L, Du X, Wang H, et al. Slide tracheoplasty in 81 children: Improved outcomes with modified surgical technique and optimal surgical age. Medicine (Baltimore). 2017 Sep;96(38):e8013.
8. Manning PB, Rutter MJ, Lisec A, Gupta R, Marino BS. One slide fits all: The versatility of slide tracheoplasty with cardiopulmonary bypass support for airway reconstruction in children. J Thorac Cardiovasc Surg. 2011 Jan;141(1):155–61.