GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH XƯƠNG THÁI DƯƠNG TRONG ĐÁNH GIÁ MÀNG NHĨ Ở BỆNH NHÂN TAI XẸP NHĨ

Anh Tuấn Trần 1,
1 Trung tâm điện quang, bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính xương thái dương trong đánh giá màng nhĩ trong tai xẹp nhĩ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cưú mô tả cắt ngang tình trạng màng nhĩ của 74 bệnh nhân xẹp nhĩ được chụp CLVT xương thái dương 64-128 dãy, tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2020.  Kết quả: Trong số 74 bệnh nhân nghiên cứu, đa số là xẹp nhĩ toàn bộ (82.4%), xẹp nhĩ độ III và độ IV chiếm ưu thế với tỉ lệ tương ứng là 33.8% và 60.8%. Tình trạng màng nhĩ trên CLVT bao gồm: chạm vào các cấu trúc tai giữa: ụ nhô 61/74 tai (82.4%), xương đe,  khớp đe đạp 48/74 tai (64.9%), chạm cổ xương búa 18/74 tai (24.3%), chui vào xoang nhĩ, ngách mặt 10/74 tai (13.5%), 2 trường hợp không đánh giá được. Khi so sánh đối chiếu hình ảnh tổn thương màng nhĩ trên CLVT với tổn thương màng nhĩ trên phẫu thuật, chúng tôi thấy tỉ lệ chẩn đoán đúng của CLVT đối với sự thay đổi vị trí của màng nhĩ đạt từ 91.9% đến 97.3%, trong đó CLVT có độ chính xác cao nhất (97.3%) khi đánh giá hình thái màng nhĩ chạm ụ nhô. Kết luận: Có sự phù hợp giữa hình ảnh trên cắt lớp vi tính của màng nhĩ ở bệnh nhân tai xẹp nhĩ so với phẫu thuật. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mansour S, Magnan J, Haidar H, Nicolas K. Tympanic Membrane Retraction Pocket: Overview and Advances in Diagnosis and Management. Springer International Publishing; 2015. doi:10.1007/978-3-319-13996-8
2. Sadé J, Berco E. Atelectasis and secretory otitis media. Ann Otol Rhinol Laryngol. 1976;85(2 Suppl 25 Pt 2):66-72. doi:10.1177/00034894760850S214
3. Nguyễn Lệ Thủy. Hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi tại bệnh viện trường đại học y khoa Thái Nguyên. Tạp chí khoa học và công nghệ. 2015;134(04):163-168.
4. Nguyễn Thị Thu Thư. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá chức năng tai giữa của xẹp nhĩ toàn bộ giai đoạn cuối. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội. 2016.
5. Hoàng Vũ Giang. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và đánh giá chức năng tai giữa của xẹp nhĩ tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Luận văn thạc sĩ y học. 2003.
6. Khiếu Hữu Thanh. Nghiên cứu chức năng tai giữa trong các giai đoạn của xẹp nhĩ qua thính lực và nhĩ lượng. Luận văn thạc sĩ y học. 2012.
7. Maw AR, Hall AJ, Pothier DD, Gregory SP, Steer CD. The prevalence of tympanic membrane and related middle ear pathology in children: a large longitudinal cohort study followed from birth to age ten. Otol Neurotol. 2011;32(8):1256-1261. doi:10.1097/MAO.0b013e31822f10cf
8. Cao Minh Thành. Xẹp nhĩ: đặc điểm lâm sàng và điều trị. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam. 57-7(1):3-8.
9. Tos M, Poulsen G. Attic Retractions Following Secretory Otitis. Acta Oto-Laryngologica. 1980;89(3-6):479-486. doi:10.3109/00016488009127165